Phòng tránh 6 loại sâu bệnh hại cà chua phổ biến nhất

Cà chua là cây rau màu vô cùng phổ biến. Đây là giống cây trồng có thể chịu hạn và có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên bình thường. Song chất lượng của những quả cà chua thì lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại sâu bệnh hại. Cùng tìm hiểu, nhận biết và phòng tránh các loại sâu bệnh hại cà chua phổ biến nhất hiện nay nhé! 

Phòng tránh 6 loại sâu bệnh hại cà chua phổ biến nhất
Phòng tránh 6 loại sâu bệnh hại cà chua phổ biến nhất

1. Giun đũa

Giun đũa là một loài gây hại phổ biến trên cây cà chua ăn cây con và cây trồng vào ban đêm. Đúng như tên gọi của chúng, những loài gây hại này “cắt” qua thân cây hoặc cách mặt đất một inch. Tác hại của sâu cắt da khác nhau nhưng thường dẫn đến cái chết của cây, cắt nó làm đôi. 

Đặc điểm: 

  • Mặc dù tên, giun đũa không thực sự là giun, thay vào đó, chúng là ấu trùng bướm đêm chỉ xuất hiện vào ban đêm. và điều đó làm cho nó khó bị phát hiện vào ban ngày. 
  • Giun đất trông giống như những con ấu trùng nhỏ mà chúng ta có thể tìm thấy khi đào đất, có nhiều màu sắc khác nhau và có thể có màu hồng, xanh lá cây, nâu hoặc đen. Hầu hết đều có sọc cam chạy dọc theo chiều dài cơ thể. 
  • Khi bị quấy rầy, chúng cuộn tròn lại thành hình chữ “C”.
  • Trong hầu hết các trường hợp, giun đũa có màu đen hoặc nâu xám, dài 2 inch.
Giun đũa là một loài gây hại phổ biến trên cây cà chua ăn cây con và cây trồng vào ban đêm
Giun đũa là một loài gây hại phổ biến trên cây cà chua ăn cây con và cây trồng vào ban đêm

Dấu hiệu cây cà chua bị giun đũa phá hoại:  Giun đũa thường ra ngoài vào ban đêm nên rất khó xác định chúng. Các dấu hiệu thiệt hại do giun đũa gây ra như: thân cây bị hư hại, bị cắt đứt, các lỗ đào hầm nhỏ trong vườn hoặc bãi cỏ,…

>> Khi thời tiết nắng nóng hãy che phủ cho cà chua bằng lưới che nắng trồng cây 

Cách ngăn chặn giun đũa: 

  • Làm một chiếc vòng cổ vừa vặn xung quanh gốc cây con của bạn bằng giấy báo, bìa cứng hoặc giấy nhôm. Nó phải rộng từ một đến hai inch; cắm sâu xuống đất 1 inch để bảo vệ rễ. Sau khi cây có vài bộ lá thật, hãy tháo vòng cổ ra. 
  • Một mẹo khác mà bạn có thể thử là rải bột ngô quanh gốc cây. Giun chết sau khi ăn bột ngô. 
  • Loại bỏ tất cả các vật liệu thực vật chết trong mùa đông vì giun đũa thường trú ngụ trong các vật liệu này.

2. Rệp 

Một trong những loài có kích thước nhỏ nhất gây hại cho cây cà chua là rệp vừng. Chúng thường tập trung thành cụm dày đặc trên cây cà chua, điển hình là thân cây hoặc chồi mới. Một số lượng nhỏ rệp không phải là vấn đề lớn và không có gì phải lo lắng, nhưng một lượng lớn rệp phá hoại sẽ làm hỏng hoặc giết chết cây trồng dễ dàng.

Đặc điểm: 

  • Việc xác định từng con rệp là rất khó, nếu không muốn nói là không thể vì chúng quá nhỏ. Điều tốt là rệp hiếm khi, nếu có, riêng biệt; sẽ luôn có nhiều hơn một nhóm trong các cụm. Những người làm vườn gọi chúng là rận thực vật; chúng quá nhỏ. 
  • Dưới đây là những điều cần tìm khi xác định rệp vừng.
  • Nhỏ, kích thước 1/10 inch
  • Điển hình là màu xanh lục và đen, nhưng màu của chúng có thể là nâu, nâu đỏ và xám, tùy thuộc vào vị trí của bạn. 
  • Hai phần phụ hình ống dài nhô ra ở phần đuôi của cơ thể. 
Rệp gây hại trên cây cà chua
Rệp gây hại trên cây cà chua

Dấu hiệu cây cà chua bị rệp phá hoại: 

  • Chúng ta có thể trực tiếp lật mặt dưới của lá cây lên và quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra có thể phát hiện ra rệp thông qua những vết cắn nhỏ li ti dọc mép lá hoặc trên gân lá. 
  • Sau khi hút nhựa từ những cây khỏe mạnh, loài rệp thường tiết ra một chất dính mà nhà nông hay gọi đó là “dịch ngọt”. Nếu thấy lá cây có độ sáng bóng bất thường hoặc trông như đang được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy thì có thể là rệp đang “cư trú” ở gần đấy. 
  • Cây xuất hiện các nốt sần ở ngọn, thân, hoặc rễ. Hầu hết những nốt sần hình thành là do cây bị côn trùng phá như rệp hút nhựa cây và đẻ trứng. Các nốt sần có thể biến đổi màu và trở thành đốm mốc. 

>> Tham khảo lưới chắn côn trùng trồng rau rất hữu ích cho cây cà chua.

Cách ngăn chặn rệp: 

  • Chúng ta có thể loại bỏ rệp khỏi cây bằng cách sử dụng 1 vòi nước nhỏ phun trực tiếp lên các bề mặt cây bị nhiễm bệnh. Hoặc ngắt các lá trên cây bị nhiễm rồi vứt bỏ tại các khu vực an toàn. 
  • Một cách khác là bạn có thể sử dụng thiên địch của loài này, đó là bọ cánh cứng hoặc bọ rùa, những loài không gây hại cho cây cà chua và thích ăn rệp. 
  • Hoặc sử dụng xà phòng diệt côn trùng làm từ chất béo tự nhiên và dầu thực vật. Thuốc xịt côn trùng cũng là giải pháp tốt, tuy nhiên cần lựa chọn loại thuốc an toàn. 

3. Sâu xanh đục quả 

Sâu xanh đục quả ăn búp lá non, nụ hoa, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Từ tuổi 3 sâu đục vào trong quả, những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối. Một sâu non có thể di chuyển đục nhiều quả.

Đặc điểm: 

  • Trưởng thành có thân dài 18-20mm, sải cánh rộng 30-35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẫm. Trưởng thành hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối.
  • Trứng hình bán cầu, lúc đầu trắng sau chuyển màu nâu, trên bề mặt có nhiều đường gân dọc. Trứng thường được đẻ rải rác trên các lá non, hoa.
  • Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt đến nâu thẫm, trên thân có sọc đen mờ, đẫy sức dài 40mm. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả.
  • Nhộng màu nâu, dài 18-20mm, cuối bụng có 2 gai song song. Sâu hóa nhộng trong lớp đất sâu 5-10 cm.
  • Vòng đời trung bình của sâu xanh từ 28 – 50 ngày: Trứng: 2-7 ngày, sâu non: 14 – 25 ngày, nhộng: 10 – 14 ngày, trưởng thành: 2 – 5 ngày.
Sâu xanh đục quả - sâu bệnh hại cà chua phổ biến
Sâu xanh đục quả – sâu bệnh hại cà chua phổ biến

Cách ngăn chặn sâu xanh đục quả: 

  • Thời vụ gieo trồng đồng loạt với mật độ trồng thích hợp và bón phân cân đối.
  • Bấm ngọn, tỉa cành để khử bớt trứng và sâu non mới nở. Kiểm tra ngắt bỏ các quả đã bị sâu hại nặng để tránh lây lan và tích lũy nguồn sâu trên đồng ruộng.
  • Khi phát hiện có nhiều sâu mới nở có thể phun một trong những loại thuốc sau: Diafen 50WP/Kyodo (pha 32g/bình 16 lít), Miktox 2.0EC (pha 5ml/16 lít nước), Smash 45EC (pha 20 ml/16 lít nước). Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Xem thêm: Mua lưới chống côn trùng ở đâu?

4. Ruồi đục lá 

Tên khoa học: Liriomyza spp.

Đặc điểm: 

  • Trưởng thành rất nhỏ dài khoảng 1,3-1,5 mm, màu đen bóng, phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen. Cánh trước dài, cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông. Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều tối.
  • Trứng được đẻ ở chóp lá hay dọc theo bìa lá, hình tròn, rất nhỏ có màu trắng hồng.
  • Ấu trùng có chiều dài khoảng 2nm, màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng đậm. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3-4 ngày.
  • Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục. Thời gian phát triển của nhộng 6-8 ngày.

Phát sinh gây hại: 

  • Dòi nở ra đục lòn dưới biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của ấu trùng, làm giảm diện tích quang hợp của lá. Khi đẫy sức, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá chỗ cuối đường đục hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.
  • Ruồi đục lá thường gây hại vào đầu mùa khô, từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi. 
Sâu bệnh hại cà chua - Ruồi đục lá
Sâu bệnh hại cà chua – Ruồi đục lá

Cách ngăn chặn ruồi đục lá: 

  • Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng.
  • Dùng bẫy dính màu vàng để diệt ruồi.
  • Luân canh cây trồng khác họ như lúa nước, bắp…
  • Khi mật số cao có thể sử dụng luân phiên một số thuốc sau: Chat 20WP, Phenodan 20WP (pha 6g/16 lít nước), Miktox 2.0EC (pha 5ml/16 lít nước), Smash 45EC (pha 20 ml/16 lít nước).

5. Sâu xanh da láng

Tên khoa học: Spodoptera exigua

Đặc điểm: 

  • Trưởng thành màu nâu và có 1 đốm vàng ở giữa cánh. Bướm đẻ trứng trên lá vào ban đêm thành từng ổ từ 20-30 trứng có phủ lớp lông trắng. Sâu non có 4 tuổi, mầu xanh lục, có 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình.

Phát sinh gây hại: 

  • Sâu tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, sang tuổi 2 sâu phát tán sang các lá khác để gây hại. Khi có động, sâu nhả tơ và buông mình rơi xuống. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.
  • Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn.
  • Sâu xanh da láng gây hại trên nhiều cây trồng như ớt, hành, cà chua, bắp và có đặc tính kháng thuốc nên rất khó phòng trị bằng thuốc hoá học.
Sâu xanh da láng
Sâu xanh da láng

Cách ngăn chặn sâu xanh da láng: 

  • Thăm đồng thường xuyên, phát hiện và ngắt bỏ sớm ổ trứng.
  • Diệt sâu bằng tay khi sâu non mới nở còn sống tập trung.
  • Luân canh với lúa nước để diệt nhộng trong đất.
  • Cày ải diệt sâu, nhộng. Thu gom tiêu hủy tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
  • Sâu có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Diafen 50WP/Kyodo (pha 20g/16 lít nước), Ratoin 5WG (pha 4g/16 lít nước), Smash 45EC (pha 20 ml/16 lít nước), Confitin 75EC (10ml/16 lít nước).

6. Nhện đỏ

Tên khoa học: Tetranychus sp.

Đặc điểm: 

  • Thành trùng hình bầu dục, rất nhỏ khoảng 0,4 mm, có 8 chân, toàn thân phủ lông lưa thưa. Nhện đực có kích thước nhỏ hơn nhện cái. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 – 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
  • Trứng rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá. Khoảng 4 – 5 ngày sau trứng nở.
  • Ấu trùng rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 – 10 ngày.
  • Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20 – 40 ngày.

Phát sinh gây hại: 

  • Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.
  • Cả ấu trùng và thành trùng đều sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, ăn biểu bì và chích hút dịch khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ. Lá bị hại mất màu xanh, mặt trên có màu vàng loang lổ, mặt dưới có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết. Hoa và trái cũng bị nhện hút chất dinh dưỡng làm cho trái bị vàng và nứt khi trái lớn; hoa bị thối, rụng.
  • Nhện đỏ lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng nhện do chúng tạo ra.
Nhện đỏ - sâu bệnh hại cà chua
Nhện đỏ – sâu bệnh hại cà chua

Cách ngăn chặn nhện đỏ: 

  • Trồng với mật độ vừa phải và thường xuyên tỉa bỏ những cành lá không cần thiết cho vườn được thông thoáng.
  • Bón phân cân đối, hạn chế bón phân đạm khi vườn đã bị nhện đỏ gây hại.
  • Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô.
  • Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư cây trồng.
  • Sử dụng vòi áp lực cao phun vào mặt dưới lá khi nhện mới xuất hiện.
  • Khi nhện đỏ xuất hiện nhiều, phun luân phiên những loại thuốc sau: Diafen 50WP/Kyodo (pha 20g/16 lít nước), Ratoin 5WG (pha 4g/16 lít nước). Chú ý phun thuốc vào sáng sớm, phun kỹ mặt dưới lá để đạt hiệu quả cao.

7. Rầy mềm 

Tên khoa học: Aphis Gossypii

Đặc điểm: 

  • Thành trùng rầy mềm có hai dạng có cánh và không cánh.
  • Dạng không cánh toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
  • Dạng có cánh đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.

Phát sinh gây hại: 

  • Rầy mềm gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, khoai tây, đậu đỗ, dưa, thuốc lá, bông vải, cam, quýt, nhãn…Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho rầy mềm phát sinh phát triển.
  • Ấu trùng và thành trùng sống tập trung ở đọt non và lá non. Rầy chích hút nhựa làm ngọn và lá non xoăn lại, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, quả ít. Chất bài tiết do rầy thải ra tạo môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm quang hợp của cây. Ngoài ra rầy mềm còn là môi giới lan truyền bệnh virus trên cà chua.
Rầy mềm
Rầy mềm

Cách ngăn chặn rầy mềm: 

  • Tỉa bỏ lá già, thu gom và tiêu hủy lá có rầy mềm gây hại.
  • Tưới đủ ẩm trong mùa khô và không nên bón nhiều phân đạm.
  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Phenodan 20WP (pha 6g/bình 16 lít), Tvpymemos 650WG (pha 12g/16 lít nước),Lotoshine 400WP (pha 4g/16 lít nước).

Hiện nay, sử dụng các loại lưới chắn côn trùng đang là giải pháp hiệu quả đem đến cho bà con nhiều lợi ích lâu dài. Các loại côn trùng gây bệnh sẽ được hạn chế rất nhiều, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc,… Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại lưới chống côn trùng này thông qua các bài viết dưới đây: 

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu
Chúc bà con có một vụ mùa bội thu

Trên đây là bài viết của Hoàng Dũng Green liệt kê một số loại sâu bệnh hại cà chua thường gặp. Rất cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc, theo dõi nhiều bài viết hấp dẫn khác tại địa chỉ: https://hoangdunggreen.com/ . Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo! 

Đánh giá
[btn_dowload]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916 424 383