Nấm bào ngư là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và được coi là dược liệu quý giá giúp phòng chống được nhiều bệnh nên có giá thành cao và được nhiều người sử dụng.Tuy nhiên để trồng được nấm bào ngư có chất lượng tốt cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc. Chính vì vậy mô hình trồng nấm bào ngư trong nhà lưới được bà con trồng chủ yếu để kinh doanh.
Nội dung chính
Ưu điểm khi trồng nấm bào ngư trong nhà lưới
Trồng nấm bào ngư trong nhà lưới tạo điều kiện môi trường thích hợp cho nấm phát triển tốt và tăng trưởng nhanh chóng. Do sử dụng lưới có mật độ che nắng 70% nên nấm bào ngư không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được độ thông thoáng, độ ẩm, nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của côn trùng sâu bệnh, bảo vệ nấm khỏi môi trường và các yếu tố tự nhiên.
Bên cạnh đó việc trồng nấm bào ngư trong nhà lưới giúp bà con dễ dàng quản lý, chăm sóc và thu hoạch do quy mô và phương pháp trồng hiện đại, khoa học giúp tiết kiệm lời thời gian và chi phí chăm sóc.
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trong nhà lưới
- Ánh sáng
Nấm bào ngư là loại cây ưa bóng râm, phát triển tốt ở môi trường không có ánh sáng và gió thổi vào nên nhà lưới cần khô thoáng và không có ánh sáng.
- Độ ẩm và nhiệt độ
Điều kiện tự nhiên tốt nhất cho nấm bào ngư phát triển từ 25 – 32 độ C, độ ẩm không khí từ 80 – 85%
- Nước tưới
Nấm bào ngư cần tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ lượng nước tưới và độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên chất lượng nước tưới cần đảm bảo sạch sẽ, không chứa tạp chất, các hóa chất độc hại, độ pH từ 6.5 – 7.5. Trung bình tưới 3 – 4 lần/ngày vào mùa khô, tưới 2-3 lần/ngày vào mùa mưa, tùy vào điều kiện khu vực mà cần linh hoạt tần suất tưới phù hợp.
- Thời vụ trồng nấm bào ngư
Thời điểm thích hợp để trồng nấm bào ngư là vào mùa mưa với độ ẩm không khí cao, khí hậu mát mẻ cây trồng có điều kiện phát triển tốt nhất.
Quy trình trồng nấm bào ngư trong nhà lưới
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
– Chuẩn bị rơm rạ, tro trấu, mùn cưa làm giá thể trồng nấm bào ngư hoặc các loại gỗ mềm như gỗ cao su, xoài, cùi bắp…
– Kệ treo nấm bằng tre với mỗi thanh cách nhau 20 -30cm, mỗi dây cách 20 -25cm.
Bước 2: Chuẩn bị nhà lưới trồng nấm bào ngư
Tiến hành thi công lắp đặt khung nhà lưới trồng nấm bào ngư với yêu cầu nhà lưới phải sạch sẽ, khô thoáng, ngăn chặn sánh sáng tốt và có khả năng giữ ẩm cao.
Loại lưới che nắng được sử dụng phổ biến trong mô hình trồng nấm bào ngư là lưới che nắng Thái Lan mật độ che nắng 70%.
Bước 3: Xử lý nguyên vật liệu trồng nấm
Để nấm bào ngư có thể phát triển khỏe mạnh, cho ra chất lượng nông sản tốt, bà con cần khử trùng giá thể trồng nấm, tránh lây lan bệnh tật và vi khuẩn làm hư hỏng nấm.
Đợt 1: Ủ rơm rạ, mùn cưa trong nước vôi pha loãng từ 15 – 20 phút để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn. Sau đó tiếp tục ủ từ 3 – 4 ngày để tạo độ ẩm và mềm để nấm dễ dàng phát triển tốt nhất. Lưu ý trong quá trình ủ cần đảo rơm thường xuyên, đảm bảo tất cả rơm rạ đều được cấp nước đủ.
Đợt 2: Cắt nhỏ rơm đã ủ đợt 1 thành các đoạn dài từ 7 – 10cm rồi tiếp tục ủ từ 2 -3 ngày.
Trong quá trình ủ nguyên liệu sẽ có nhiều vi khuẩn và nấm mốc phát triển nên bà con cần mang đi khử trùng trong hơi nước nóng với nhiệt độ 100 độ C từ 3 – 4 ngày để tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh.
Bước 4: Tiến hành trồng và chăm sóc nấm bào ngư
Chia đều các phôi nấm vào túi bóng rồi dùng tay gấp 2 đáy lại. Sau đó cho lớp rơm rạ vào đáy túi rồi đè nén sao cho lớp rơm dày khoảng 5cm. Rải phôi nấm vào xung quanh thành túi và tiến hành lắp lại 4 lần như vậy. Mỗi túi nilon sẽ trồng được 4 tầng nấm với 50g giống nấm. Đối với lớp trên cùng, bà con cần rắc phôi nấm ở mặt trên và để trống ra khoảng nhỏ để nhét miếng bông gòn vào miệng túi và dùng dây chun buộc lại.
Sau khi trồng nấm xong tiến hành đưa các bịch nấm vào nhà lưới. Kê các bịch nấm trên kệ 20 – 25 ngày với mỗi bịch cách nhau từ 2 -3 cm. Sau 25 ngày tiến hành kiểm tra đáy túi nilon, nếu đáy xuất hiện màu trắng tức nấm đang mọc nên cần bỏ nút bông gòn ra và dùng tay bóp không khí bên trong ra ngoài và tiếp tục buộc chặt miệng túi lại.
Để nấm có thể mọc to và không bị gãy lá, bà con cần buộc túi nấm lên cao, theo chiều thẳng đứng và rạch các túi nấm dài từ 3 – 4 cm để phôi nấm có thể chui ra và phát triển tốt.
Lưu ý khi rạch túi: Không nên rạch sát đáy túi hoặc sát miệng bịch, nên rạch so le và dài từ 3 -4 cm.
Nhằm cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm cho nấm bào ngư, bà con cần tưới phun sương thường xuyên với tần suất từ 4 -6 lần.
Lưu ý khi tưới:
- Không được tưới trực tiếp vào bịch nấm mà cần tưới phun mưa từ trên xuống, tưới ướt các vách và nền nhà để tạo độ ẩm không khí và cung cấp đủ lượng nước tưới cho nấm bào ngư phát triển.
- Không để nước đọng trên tai nấm hoặc nụ nấm sẽ làm biến dạng và thối nấm.
- Nên tưới nước dạng phun sương hạt mịn với lượng nước tưới ít.
Bước 5: Thu hoạch nấm bào ngư
Nấm bào ngư có thể thu hoạch được nhiều đợt trong thời gian ngắn với năng suất cao. Khi nấm có đường kính từ 3 -5 cm là có thể thu hoạch được. Bà con nên hái cả cụm nấm và cắt sát gốc để không gây nhiễm cho bịch nấm và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng sau này.
Sau khi thu hoạch xong, cần đế nấm khô ráo, tránh tưới nước để nấm không bị tổn thương và dễ chết thối.
Còn đối với gốc nấm đợt 1, cần ngưng tưới nước vào túi nilon khoảng 1 tuần nhưng vẫn phải tưới xung quanh nhà lưới để tạo độ ẩm cho nấm từ từ phát triển và tiếp tục mọc lại.
Xem thêm: [Báo giá thi công] Nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao
Lưu ý khi trồng nấm bào ngư trong nhà lưới
Hiểu rõ về cấu tạo của nấm bào ngư để dễ dàng trồng và chăm sóc để đạt hiệu quả và năng suất cây trồng cao.
Tính nhạy cảm với môi trường sống
Nấm bào ngư là loại cây trồng nhạy cảm với điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường như: ánh sáng, nguồn nước, không khí, độ ẩm…đặc biệt với các hóa chất như thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, tạp chất. kim loại nặng…
Biện hiện của nấm bào ngư khi nhạy cảm với môi trường sống là tai nấm bị biến dạng hoặc cây nấm không tạo hoa. Khi đó bà con cần kiểm tra lại điều kiện môi trường và có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Tính dị ứng do bào từ
Để bảo vệ sức khỏe và an toàn, bà con cần đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ khi vào nhà lưới trồng nấm để tránh bào từ nấm bào ngư xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương đến phổi tạo ra các triệu chứng khó thở, đau đầu, ho sốt.
Các bệnh thường gặp và cách chữa
Nấm bào ngư có tính nhạy cảm cao với môi trường nên rất dễ bị thối hoặc héo nhũn tai nấm do điều kiện môi trường thay đổi đột ngột và nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cũng có thể làm cây ngừng tăng trưởng, tai nấm bị nhũn và rũ xuống.
- Bệnh mốc xanh
Bệnh mốc xanh thường xuất hiện trên các cây thân gỗ làm giá thể trồng nấm mang lại do loài mốc Trichoderma.sp gây ra làm ảnh hưởng đến năng suất và quá trình phát triển của nấm bào ngư.
Cách ngăn chặn bệnh mốc xanh phát triển và lây lan, bà con cần khử trùng kỹ nguyên vật liệu trồng nấm ở bước 1 và nâng độ pH môi trường lên.
- Bệnh ấu trùng ruồi
Nguyên nhân của bệnh ấu trùng ruồi do không vệ sinh nhà lưới, môi trường xung quanh tạo điều kiện cho các ấu trùng phát triển và xâm nhập vào các cửa phiến nấm, cắn phá và làm hư hại nấm bào ngư.
Bệnh này có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng và gây ra tác hại vô cùng lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng nấm.
Bài viết trên Hoàng Dũng Green đã chia sẻ mô hình trồng nấm bào ngư trong nhà lưới đạt hiệu quả cao. Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ mua lưới uy tín và chất lượng với mức giá cạnh tranh cao hãy ghé ngay chúng tôi qua website https://hoangdunggreen.com/ hoặc liên hệ hotline 0918954358 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.