Khi nguồn lợi từ biển cả thiên nhiên đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc khai thác quá mức của con người thì việc nuôi trồng thuỷ hải sản là hướng phát triển kinh tế hợp lý. Tuy nhiên việc nuôi trồng ngày càng trở nên khó khăn khi không khí ngày càng bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới năng suất nuôi trồng. Vì thế việc sử dụng màng chống thấm HDPE nuôi thủy sản là giải pháp tối ưu nhất mang lại hiệu quả cho người nông dân.
Vậy màng chống thấm HDPE là gì? Lợi ích và vai trò của việc sử dụng của nó như thế nào? Cùng Hoàng Dũng Green theo dõi bài viết này để có câu trả lời bạn nhé!
Nội dung chính
Màng chống thấm hdpe nuôi thủy sản là gì?
Màng chống thấm HDPE nuôi thủy sản là một loại là có chức năng ngăn việc chống thấm được sử dụng trong dân dụng và công nghiệp. Màng chống thấm chủ yếu được sản xuất với độ dày trong khoảng từ 0.3mm – 3mm thích hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.
Trong đó thành phần của màng chống thấm bao gồm 2,5% là những chất ổn định nhiệt, chất kháng tia UV, chất chống oxy hóa và các bon; 97.5% còn lại là nhựa nguyên sinh.
Vì thế việc sử dụng màng chống thấm hdpe không gây hại đến môi trường, không độc hại. Đặc biệt, loại chất liệu này có độ bền cực cao có thể lên đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa
Lợi ích khi sử dụng màng chống thấm HDPE nuôi thủy sản là gì?
Sau đây là những lợi ích khi sử dụng màng chống thấm:
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Các loại vật liệu chống thấm khác như xi măng, đất sét… thường mất rất nhiều thời gian và công sức để thi công. Vì thế việc sử dụng màng HDPE để nuôi thuỷ sản giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí về nhân công cũng như thời gian thực hiện.
Có độ bền cao
Về độ bền của loại màng chống thấm hdpe được đánh giá cao từ người tiêu dùng. Chất liệu này Không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, có khả năng trơ lì, kiềm mạnh và có khả năng chống chọi với cả các loại axit.
An toàn và thân thiện với môi trường
Với thành phần không chứa những chất độc và gây hại nên đảm bảo môi trường trong lành giúp nguồn nước luôn trong lành và đảm bảo sạch sẽ. Không những thế loại màng này còn có khả năng kháng lại sự xâm nhập của hóa chất cũng như nấm mốc và vi sinh vật.
Do đó việc sử dụng bạt lót ao hdpe rất an toàn và thân thiện với môi trường. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân quanh khu vực.
Có tính ứng dụng cao
Với độ dày được thiết kế dao động trong khoảng 0,3 đến 3mm nên có khả năng chịu được co giãn và lực kéo. Vì thế mà không dễ bị chọc thủng hay nứt vỡ và ngoại và ngoại ngôi trường như cành cây, sỏi đá…
Đặc biệt, màng hdpe có thể sử dụng ở mọi loại địa hình thậm chí là những nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc địa hình phức tạp.
Chất lượng cao
Hầu hết sản phẩm này được sản xuất với công nghệ và máy móc hiện đại tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Toàn bộ quy trình sản xuất đều được giám sát và kiểm soát chặt chẽ từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Vì thế đảm bảo đồng đều của chất lượng sản phẩm và không xảy ra tình trạng chênh lệch giữa các vùng trong cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm khác nhau.
Màng chống thấm hdpe được sử dụng trong những lĩnh vực nào?
Trên thực tế màng chống thấm hdpe được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số những ứng dụng của màng hdpe:
Sản xuất muối
Thay vì phải dẫn nước muối vào luộc trên nền đất theo cách thủ công như trước đây thì muối trực tiếp phơi trên các ô đã được lót sẵn màng hdpe. Điều đó giúp muối kết tinh đều, to, chậm và ít bị lẫn tạp chất. Đặc biệt sau khi thu hoạch muối cũng không cần phải sử dụng thêm hóa chất để tẩy trắng.
Xử lý chất thải
Các chất thải công nghiệp được phát triển trong hoạt động sản xuất từ các nhà máy và xí nghiệp. Các loại chất thải này có nguy cơ gây hại đên môi trường và cuộc sống của con người. Vì thế việc sử dụng màng chống thấm hdpe là rất cần thiết.
Sử dụng trong các trại chăn nuôi
Các hoạt động chăn nuôi thường những chất thải trong quá trình chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường.Vì thế việc sử dụng màng chống thấm để lót đáy cho trang trại chăn nuôi nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.
Sử dụng màng chống thấm hdpe nuôi thủy sản
Trong nuôi trồng thuỷ hải sản màng chống thấm hdpe giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ với môi trường bên ngoài. Đồng thời giúp nước bên ngoài không nó ngấm vào bên trong hồ nuôi thủy sản nuôi thủy sản. Điều đó giúp làm ổn định độ pH và nồng độ muối có trong nước giúp bảo vệ con giống khỏe mạnh và ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào bên trong hồ nuôi.
Vì thế khi nuôi tôm cá trong màng này thường ít có nguy cơ bị bệnh hơn do không tiếp xúc trực tiếp với đất và nếu như bị nhiễm bệnh thì cũng chỉ ở mức độ thấp và không lây lan nhiều như cách nuôi truyền thống.
Bên cạnh đó, việc sử dụng màng chống thấm hdpe còn giúp chống thất thoát nguồn nước. Do đó giúp giữ mực nước ở trong hồ nuôi luôn ở mức ổn định phù hợp với nhu cầu chăn nuôi từng loại thủy hải sản khác nhau. Vì thế, nguồn nước được sử dụng một cách tiết kiệm hợp lý mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, chất liệu màng chống thấm có khả năng chịu được nhiệt độ môi trường bên ngoài và phải được áp lực cao nên có thời gian cho các mùa vụ tiếp theo giúp giảm thiểu tối đa chi phí.
=>> Tìm hiểu thêm: Bạt HDPE giá bao nhiêu? Bảng báo giá màng chống thấm hdpe 2024.
Hướng dẫn các bước thi công màng chống thấm hdpe nuôi thủy sản
Sau đây là các bước thi công màng chống thấm hdpe cơ bản khi nuôi trồng thủy hải sản mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị về mặt bằng
Về yêu cầu của mặt bằng thì mỗi dự án có điểm khác biệt nhưng cơ bản để chuẩn bị thi công cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Mặt bằng cần phải phẳng, sạch sẽ, nền đất chắc và không đọng nước
- Không được có những vật sắc nhọn như cành cây, đá dăm hoặc những vật có thể làm thủng màng
- Cần phải có hệ thống thoát nước để phòng tránh nước mưa và ngập nước
Bước 2: Thi công rãnh neo
Trước khi tiến hành trải màng chống thấm bạn cần phải đào rãnh nèo để chôn các phần mép màng. Chiều rộng và độ sâu rãnh cần được thi công theo thiết kế trong bản vẽ và đảm bảo quy cách kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cần chú ý các phần mép cần phải bằng phẳng không được có hình dạng lồi ra phá huỷ vật liệu.
Cuối cùng bạn tiến hành đổ đất theo đúng quy cách trước đó. Việc đổ đất cần phải thực hiện ngay sau khi bạn trải màng chống thấm hdpe để đảm bảo sự chắc chắn trong quá trình sử dụng.
Bước 3: Tiến hành thi công
Trước khi tiến hành thi công bạn cần phải kiểm tra lại một lần nữa mặt bằng đã đạt tiêu chuẩn chưa, vật liệu đã được tập kết đến khu vực thi công chưa.
Khi đã đảm bảo đủ những yếu tố trên thì tiến hành trải màng chống thấm hdpe. Sau khi đã đặt màng đúng vị trí cần trải khi bạn bắt đầu tiến hành trải và tiến hành căn chỉnh đúng vị trí và kéo cho màng căng ra.
Tiếp theo, khi đã căn chỉnh đúng vị trí chỉ cần cố định màng dọc theo tất cả các mép để tránh sự xô lệch hay bị dịch chuyển trong khi sử dụng.
Bước 4: Hàn kín màng chống thấm
Sau khi tiến hành trải màng chống thấm xong bạn cần phải hàn kín lại các tấm màng chống thấm lại với nhau.
Bước 5: Kiểm tra lại
Cuối cùng bạn kiểm tra lại một lần nữa các vị trí và các mối hàn để đảm bảo chắc chắn không sai sót ở bất kỳ công đoạn nào. Điều đó sẽ giúp đảm bảo trong quá trình sử dụng tránh được rủi ro rắc rối có thể xảy ra.
Hoàng Dũng Green hy vọng rằng qua bài viết này về màng chống thấm hdpe nuôi thủy sản đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu như bạn cần tư vấn hoặc mua các sản phẩm lưới nhựa, màng chống thấm, vật liệu nhà kính hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0918 954 358 nhé!