Xây dựng 500m2 nhà màng nông nghiệp hết bao nhiêu tiền? 

Thiết kế nhà màng nông nghiệp để trồng cây, hoa, rau màu đã không còn quá xa lạ với bà con nông dân chúng ta, nhất là khi nông nghiệp công nghệ cao đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, việc xây dựng các loại nhà màng này đòi hỏi phải tính toán, dự trù các khoản kinh phí thật kỹ lưỡng. Vậy chi phí làm nhà màng nông nghiệp là bao nhiêu, cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé! 

 

Chi phí làm nhà màng nông nghiệp là bao nhiêu?
Chi phí làm nhà màng nông nghiệp là bao nhiêu?

Nhìn chung chi phí xây dựng nhà màng sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố: diện tích nhà màng, vật liệu nhà màng, giá thể và hệ thống tưới tự động. Và cũng sẽ tùy thuộc vào loại hình cây trồng, nhu cầu của người chủ, cũng như các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu mà chi phí làm nhà màng nông nghiệp có thể tăng hoặc giảm khác nhau. Tuy nhiên bài viết bên dưới sẽ tính toán chi phí cho một nhà màng nông nghiệp trồng rau điển hình. 

Chi phí dự kiến cho 500m2 nhà màng nông nghiệp 

Hệ thống nhà màng – nhà lưới (260.000/m2). Theo đó, tổng chi phí đầu tư cho hệ thống nhà màng nhà lưới sẽ khoảng 130 triệu đồng.

  • Quạt đối lưu làm mát (4 chiếc/12 triệu)
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt (30-35 triệu)
  • Hệ thống bơm, bể chứa (28 triệu)
  • Giá thể, vật tư phụ kiện (32 triệu)
  • Hạt giống, dinh dưỡng (3 triệu)
  • Hơn 1000 gốc trồng

Với mức chi phí tham khảo trên đây, có thể ước tính chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống trồng cây trong nhà màng là khoảng 250 triệu đồng/500m2 bao gồm hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, giá thể, vật tư phụ kiện, giống cây trồng… Ngoài ra, sau mỗi vụ cây trồng, bạn cũng cần tính đến chi phí đầu tư thêm cho giống, phân bón, thuốc vi sinh…

Xét về tổng thể chung, có thể thấy diện tích nhà màng càng lớn thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ càng cao do yêu cầu thiết kế phải đảm bảo độ bao phủ lớn, khả năng chống chịu với sự biến đổi của thời tiết như nắng mưa, gió bão… Cấu trúc dầm, móng và cột đỡ cũng phải có độ bền và chất lượng tốt hơn. Nhưng xét đến tính lâu dài và việc đầu tư hiệu quả thì có thể thấy diện tích trồng lớn sẽ tối ưu hóa được chi phí xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể tối ưu tài nguyên cho việc thiết kế, thi công vườn trồng có diện tích tương đương, tận dụng tối ưu vật tư phụ kiện đem lại giá trị thặng dư cao.

Bên cạnh đó, địa hình và khí hậu tại vùng canh tác cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vật liệu nhà màng cũng như kết cấu nhà màng. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng vật tư phụ kiện phù hợp với yêu cầu gieo trồng cũng như mức ngân sách của gia đình. Nhưng tốt nhất bạn không nên chọn vật liệu quá rẻ vì bên cạnh chi phí xây dựng ban đầu thì bạn cũng cần quan tâm đến chi phí bảo trì dài hạn.

Mẫu nhà màng nông nghiệp 500m2
Mẫu nhà màng nông nghiệp 500m2

Quy trình thi công nhà màng nông nghiệp 

Dù là thi công 1000m2 hay 500m2 nhà màng thì đều cần một bản vẽ kỹ thuật để tiện cho việc xây dựng hệ thống nhà màng, hệ thống tưới tiêu, lựa chọn vật tư thi công công trình.

Dựng nhà màng

Đầu tiên, bạn dựng các khung vòm nhà màng theo bản vẽ kỹ thuật. Khung của nhà màng thường là thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ, cứng chắc, khả năng chịu tải tốt. Xây trụ móng bằng bê tông để đảm bảo vững chắc. Sau đó lắp các đường ống nối dọc gần mái, ống ngang và ống chéo 2 bên hông tạo sự chắc chắn cho nhà màng.

Phần mái lắp đặt máng xối thoát nước, đặt giữa các mái vòm giúp thoát nước ra khỏi mái. Các đầu được liên kết bolt, ốc vít chắc chắn.

Sau đó, bạn dựng khung cửa cho 2 đầu của nhà kính, kích thước cửa phải phù hợp với quy mô canh tác.

Thi công nhà màng nông nghiệp
Thi công nhà màng nông nghiệp

Lắp hệ thống thông gió và màng phủ

Phủ lớp màng Plastic bên ngoài, cố định ở các góc và liên kết chặt chẽ với khung. Màng cần được trải căng phủ theo khung, tránh tình trạng bị nhăn nheo khi mưa gió. Đính chặt màng vào các thanh hộp rồi cố định lại phần màng phủ với khung cửa bằng lò xo và nẹp ziczac.

Lắp hệ thống màn thông gió ở các vị trí thích hợp. Có thể trang bị thêm tấm màng che, lưới chống côn trùng nông nghiệp.

Lắp đặt các hệ thống và hoàn tất nhà kính

Sau các công đoạn dựng nhà kính và phủ lớp màng Plastic, bạn tiến hành lắp đặt các đường ống dẫn nước, van cấp nước, máng thoát nước, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun sương. Sau đó là hệ thống làm mát và hệ thống chiếu sáng cho không gian bên trong.

Cây dưa lưới là loại cây leo nên bạn có thể làm thêm giàn leo cho cây bằng cách giăng những sợi dây ngang hoặc thẳng từ mái xuống.

Một số thắc mắc liên có liên quan 

Loại cây trồng nào nên trồng trong nhà màng?

Các loại cây rau màu cực kỳ phù hợp khi trồng trong nhà màng là cải ngọt, cải bó xôi, cà chua, cà rốt, dâu tây, dưa chuột, ớt chuông, dưa lưới,… Một số loại hoa như: hoa hồng, hoa lan, hoa cát tường, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa ly,… cũng phát triển tốt hơn trong nhà màng.

Trồng cây trong nhà màng mang đến lợi ích gì? 

Trồng cây trong nhà màng, hay nhà kính, có thể giúp người nông dân gần như kiểm soát được chất lượng sản phẩm với hệ thống tưới tự động, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thông gió, điều chỉnh độ ẩm, bên cạnh đó là giúp phòng tránh được các loại sâu bệnh hại hay các điều kiện thời tiết gây ảnh hưởng lên cây trồng. 

Mua nguyên vật liệu làm nhà màng ở đâu?

Bà con nên tìm mua nguyên vật liệu làm nhà màng tại các đơn vị cung cấp uy tín. Hoàng Dũng Green là địa chỉ bán màng nhà kính, vật tư nhà kính, nhà màng,… đã hoạt động lâu năm trên thị trường và luôn nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Do vậy, mọi người có thể tham khảo và lựa chọn. 

Hoàng Dũng Green là sự lựa chọn tuyệt vời
Hoàng Dũng Green là sự lựa chọn tuyệt vời

Xem thêm: Màng phủ nông nghiệp

Trên đây là bài viết của Hoàng Dũng Green chia sẻ về chủ đề “Xây dựng 500m2 nhà màng nông nghiệp hết bao nhiêu tiền”. Rất cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

Đánh giá
[btn_dowload]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916 424 383