Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dứa Theo Phương Pháp Tưới Nhỏ Giọt

Cũng như các loại cây trồng khác, phương pháp tưới nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của vụ mùa trồng dứa. Hiện nay, tưới nhỏ giọt đang là giải pháp tưới tiên tiến được nhiều bà con nông dân áp dụng và cho hiệu quả tích cực. Cùng Hoàng Dũng Green tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây dứa theo phương pháp tưới nhỏ giọt ngay trong bài viết dưới đây! 

he-thong-tuoi-nho-giot-cho-cay-dua

Đặc điểm sinh trưởng của cây dứa (khóm)

Cây Dứa (hay còn gọi là cây Khóm, cây Thơm), tên khoa học là Ananas sativa, là loại cây có xuất xứ từ Trung Mỹ. 

Cây dứa có thân ngắn, lá mọc thành chùm dài hình mũi mác, mép có gai nhọn. Khi cây lớn, các chùm lá mọc một thân dài từ 20-40cm. Hoa dứa mọc từ trung tâm của cụm lá, mỗi hoa lại có đài riêng. Quả dứa mọng nước, có màu vàng hoặc gạch tôm nằm trong các mắt dứa. Thông thường, cây dứa sẽ đơm hoa và kết quả vào mùa hè. 

Dứa là loại cây ăn quả quen thuộc và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Quả dứa có nhiều công dụng, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến các món ăn. Trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt nhiều Vitamin C có tác dụng trẻ hóa làn da, tăng sức đề kháng,… và nhiều công dụng khác. 

he-thong-tuoi-nho-giot-cho-cay-dua

Cây dứa là cây trồng nhiệt đới, nên không yêu cầu quá cao về lượng nước tưới. Nếu bà con trồng vào mùa khô sẽ cho năng suất cao hơn mùa mưa. Kỹ thuật trồng dứa đúng cách bà con cần quan tâm đến nhiều vấn đề như thời vụ trồng, điều kiện đất trồng, xử lý chồi cùng như bón phân đúng cách. 

Phương pháp tưới nhỏ giọt là giải pháp tưới tiêu được cho là tối ưu cho cây dứa, và đang được áp dụng tại nhiều vùng trồng dứa lớn: Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Thanh Hóa, Ninh Bình,… 

Chi tiết cách trồng và chăm sóc cây dứa theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Thời vụ trồng cây dứa tại nước ta

Dứa là cây dễ trồng và phát triển mạnh mẽ trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, nên có thể thích nghi với nhiều vùng miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Ở Miền Bắc, người nông dân có thể tiến hành trồng cây dứa vào hai mùa chính: mùa xuân (tháng 3 – 4 dương lịch) và mùa thu (tháng 8 – 9 dương lịch).
  • Ở Miền Trung, thời điểm phù hợp để trồng dứa là vào mùa hè (tháng 4 – 5 dương lịch) và mùa đông (tháng 10 – 11 dương lịch).
  • Ở Miền Nam, việc trồng dứa chủ yếu diễn ra trong mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 6.

Bà con lưu ý nên tuân theo thời vụ trồng thích hợp để đảm bảo cây dứa có thể phát triển và sinh trưởng tốt nhất, đồng thời tránh được sâu bệnh hại cây.

he-thong-tuoi-nho-giot-cho-cay-dua

Khoảng cách trồng cây

Dứa được trồng bà cong chồi, bà con tiến hành đào hố sâu khoảng 15cm, bón lót, lấp phân sao cho không để chồi dứa tiếp xúc trực tiếp với phân, đồng thời nõn dứa phải cao hơn mặt đất một chút, sau đó lèn chặt đất để cây đứng vững… Khoảng cách trồng dứa nên tuân thủ như sau: 

  • Khoảng cách luống: Để đảm bảo việc thoát nước tốt, chiều cao trung bình của luống dứa nên được duy trì ở mức 20 – 25cm. Độ rộng mặt luống khoảng từ 80 – 100cm. Khoảng cách giữa các luống với nhau dao động từ 40 – 50cm.
  • Khoảng cách cây: Thông thường bà con trồng dứa theo hàng kép, tức là trồng thành từng bà cong, với mỗi bà cong chứa khoảng 2 hàng cây. Khoảng cách giữa các bà cong là khoảng 60cm, còn khoảng cách giữa các cây trong cùng một hàng là 30cm. Mật độ trồng trung bình là 55.000 cây/ha. Tuy nhiên, đối với các giống dứa có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, bà con có thể áp dụng mật độ trồng thấp hơn để tối ưu diện tích đất trồng. 
  • Khoảng cách cho lối đi: Lối đi cần có khoảng cách đạt từ 40 – 50cm. Đây là cần thiết bởi khi dứa trưởng thành, các lá sẽ mọc ra xung quanh rất rộng. Để phần lối đi rộng một chút sẽ giúp tránh được trạng lá dứa bị chen chúc hoặc gãy nát sau này. 
  • Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt: Việc bố trí dây tưới nhỏ giọt hay các mắt tưới ra sao sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cây dứa. Với khoảng cách 30cm giữa các cây, bà con cần lắp đặt ống tưới hoặc dây tưới dọc bề mặt luống. Khoảng cách giữa các mắt tưới cần đảm bảo là 30cm, mỗi gốc dứa được trang bị một mắt tưới riêng. 

Để đảm bảo hệ thống tưới nước nhỏ giọt hoạt động bền bỉ, ống tưới và béc tưới nhỏ giọt nên được chế tạo từ các chất liệu cao cấp để chống lại tác động của nước, phân bón, hóa chất, cũng như điều kiện khắc nghiệt của thời tiết như nắng, mưa. 

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây sầu riêng

he-thong-tuoi-nho-giot-cho-cay-dua

Độ ẩm và lưu lượng tưới theo từng giai đoạn

Điều chỉnh độ ẩm và lượng nước tưới cho cây dứa trong từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn mới trồng: Ngay khi mới trồng, khi sử dụng chồi dứa để trồng, quá trình tưới nước cần tập trung vào việc làm cho đất bám chặt vào chồi để tránh đổ và gãy. Tưới nước đầy đủ quanh gốc để tạo sự kết nối vững chắc. Điều này cũng sẽ thúc đẩy rễ nấm phát triển nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng rễ khô héo và chết. Trung bình mỗi ngày cần tưới 2 lần, vào buổi sáng và buổi chiều, độ ẩm đất nên được duy trì ở mức 70 – 80%. Để hỗ trợ việc duy trì độ ẩm cho cây dứa, bà con có thể sử dụng bao nilon cuốn quanh gốc hoặc trải một lớp rơm, rạ quanh khu vực gốc cây.
  • Giai đoạn cây con: Trong khoảng 5 – 6 ngày đầu, cần tưới nước cho cây dứa một lần, và độ ẩm của đất cần duy trì trong khoảng 50 – 65%. Hạn chế tưới quá nhiều để tránh làm rễ và gốc cây bị thối.
  • Giai đoạn cây trưởng thành: Trong giai đoạn này, cây dứa cần nhiều nước để hỗ trợ quá trình ra hoa và phát triển quả. Độ ẩm của đất trong giai đoạn này nên ở mức 60 – 70%. Thường mỗi 4 – 5 ngày tưới nước một lần cho cây. Khi cây đã đạt được quả dứa mạnh mẽ, hãy tưới nước cách xa hơn, mỗi 7 – 8 ngày một lần.
  • Giai đoạn gần thu hoạch: Cần ngưng tưới nước cho cây dứa khoảng 15 – 20 ngày trước khi thu hoạch. Lý do là để nước trong quả dứa được tập trung, tạo ra hương vị ngọt và chất lượng tốt hơn.

he-thong-tuoi-nho-giot-cho-cay-dua

Thời gian thu hoạch

Để xác định thời điểm thu hoạch dứa, bà con nên dựa vào sự thay đổi màu sắc trên vỏ quả. Thông thường, khi khoảng 1/3 đến ½ phần vỏ quả chuyển sang màu vàng, thì nên bắt đầu quá trình thu hoạch. Không nên để dứa quá chín sẽ khiến việc thu hoạch trở nên khó khăn và bảo quản không hiệu quả. Trong quá trình thu hoạch, bà con nên sử dụng một con dao sắc để cắt cuống quả. Hãy lưu ý không cắt gần cuống mà để khoảng cách từ 2 đến 4 cm, đảm bảo vết cắt phẳng mịn và tránh dập xước.

Khi tiến hành thu hoạch, nên lựa chọn những ngày thời tiết mát mẻ và có ánh nắng nhẹ. Tránh thu hoạch vào những ngày có mưa gió hoặc nắng quá gay gắt, để đảm bảo chất lượng và giữ được màu sắc tự nhiên của quả dứa. Trong quá trình vận chuyển từ ruộng về nơi tập kết, cần đặc biệt chú ý và nhẹ nhàng để tránh va đập gây nát quả. Điều này rất quan trọng để bảo vệ chất lượng cũng như năng suất của dứa sau khi thu hoạch.

he-thong-tuoi-nho-giot-cho-cay-dua

Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn quả từ A-Z

Như vậy bài viết trên, Hoàng Dũng Green đã chia sẻ đến bà con cách trồng và chăm sóc cây dứa theo phương pháp tưới nhỏ giọt, hy vọng đã giúp bà con có thêm kiến thức hữu ích. Chúng tôi chuyên cung cấp hệ thống tưới nhỏ giọt chính hãng, nhập khẩu trực tiếp từ Israel, Đài Loan, Mỹ,… với chất lượng cực cao, giá thành tốt nhất thị trường. Công ty thi công lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt chuyên nghiệp, trọn gói. Bà con có nhu cầu vui lòng liên hệ với Hoàng Dũng qua Hotline: 0918.954.358 hoặc Website: hoangdunggreen.com để được hỗ trợ tư vấn và báo giá miễn phí. Xin chân thành cảm ơn!!! 

5/5 - (1 bình chọn)
[btn_dowload]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916 424 383