3 Cách làm túi biogas giá rẻ cho hộ chăn nuôi quy mô vừa & nhỏ

Túi biogas giúp cải thiện vệ sinh chăn nuôi, tránh ô nhiễm môi trường và hạn chế mầm bệnh, đồng thời tạo ra nguồn khí đốt cung cấp điện năng cho ngành công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, Hoàng Dũng Green sẽ chia sẻ đến bạn 3 cách làm túi biogas giá rẻ cho hộ gia đình chăn nuôi quy mô vừa & nhỏ, mời bạn tham khảo.

cach-lam-tui-biogas-gia-re-cho-ho-chan-nuoi-quy-mo-vua-va-nho

Cách làm túi biogas bằng túi nhựa PE

Sử dụng túi nhựa PE làm túi biogas nhằm xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, đồng thời tận dụng phân động vật để tạo ra nguồn cung khí đốt, điện năng phục vụ cho ngành công nghiệp hay cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.  

Khí biogas còn được gọi là khí sinh học, là hợp chất có thể cháy được và tạo ra nhiệt lượng cao nhờ quá trình phân hủy yếm khí các chất thải hữu cơ lên men.

Ưu điểm của hệ thống này là có giá thành rẻ từ 2 – 3tr/hệ thống, dễ dàng lắp đặt và có độ bền từ 5 – 7 năm.

mo-hinh-thi-cong-ham-biogas-dung-ky-thuat

Quy trình làm hệ thống biogas bằng túi nhựa PE

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Túi nhựa PE
  • Ống sành 110cm
  • Ống nước 21mm
  • Van chuyên dùng
  • Bếp chuyên dùng
  • Dây cước
  • Keo dán, chai nhựa

Bước 2: Làm túi chứa phân và túi dự trữ khí gas bằng các túi nhựa PE được lồng vào nhau

Bước 3: Lắp ống sành để dẫn phân vào và thoát ra khỏi túi ủ

Bước 4: Làm túi dự trữ gas

Bước 5: Lắp đặt van an toàn

Bước 6: Tiến hành đặt túi chứa phân vào hố đã đào sẵn

quy-trinh-lam-he-thong-biogas-bang-tui-nhua-pe

Lưu ý khi sử dụng túi nhựa PE làm túi biogas

  • Thường xuyên kiểm tra và nạp nguyên liệu vào hệ thống và sau 25 – 30 ngày là có thể sử dụng. Đồng thời kiểm tra đường ống dẫn gas tránh trường hợp bị tắc nghẽn.
  • Khi thấy túi dự trữ gas căng tròn có thể mở bếp lên sử dụng
  • Để bảo quản túi biogas bền lâu cần dùng mái che hoặc lưới che nắng.
  • Tránh để kim loại, vật nhọn tác động lên bề mặt túi chứa gas.

Cách làm túi biogas bằng màng HDPE

su-dung-mang-hdpe-lam-tui-chua-khi-biogas-dam-bao-kin-khi

Màng HDPE lót hầm biogas có độ bền cao, chắc chắn và khả năng chịu nhiệt tốt, độ đàn hồi cao, không bị biến dạng khi nhiệt độ thay đổi thất thường nên rất thích hợp làm túi biogas xử lý chất thải hữu cơ. 

Bên cạnh đó sử dụng màng HDPE làm túi biogas giúp bà con tiết kiệm thời gian và chi phí đào hầm mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao.

Ưu điểm khi sử dụng màng HDPE làm túi biogas 

  • Đảm bảo độ kín khí, chống thấm và đem lại hiệu quả sinh khí cao.
  • Chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm thời gian thi công, độ bền cao.
  • Độ an toàn, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, độc hại, ảnh hưởng đến môi trường và con người xung quanh.
  • Phù hợp với mọi quy mô chăn nuôi và địa hình khu vực.

cach-lam-tui-biogas-bang-mang-hdpe

Quy trình thi công lắp đặt túi biogas bằng màng HDPE

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Ống nạp PVC
  • Co PVC
  • Phao đỡ bên trong túi
  • Cổ dê Inox/dây đai cột
  • Mặt bích thoát gas
  • Bulong inox
  • Ống dẫn gas
  • Van nhựa
  • Van xả gas tự động
  • Túi biogas HDPE

Thông số kỹ thuật của túi biogas làm bạt HDPE

Mã sản phẩm

APO – B075

APO – B1

Chiều dày

0.75mm

1mm

Cường độ kháng kéo khi đứt

21 N/mm

28 N/mm

Cường độ kháng kéo tại điểm uốn

11 N/mm

15 N/mm

Dãn dài khi đứt

700%

700%

Dãn dài tại điểm uốn

13%

13%

Cường độ kháng xé

98N

133N

Cường độ kháng xuyên thủng

263N

352N

Hàm lượng carbon đen

2.5%

2.5%

Thời gian kháng nén hình V liên tục

400 giờ

400 giờ

Thời gian cảm ứng oxy hóa

>100

>100

Áp suất an toàn tối đa

75 cm

95 cm

Chiều dài túi khuyến cáo

<100m

<100

Đường kính túi khuyến cáo

1.1 – 2.2m

1.1 – 4.4m

High density polyethylene

97.5%

97.5%

Bước 2: Tiến hành đào hố, chuẩn bị mặt bằng để chứa túi biogas sao cho kích thước phù hợp với quy mô chăn nuôi.

Bước 3: Làm hố chứa chất thải, hố xả các chất thải sao cho chiều dài hố ủ ngắn hơn túi tầm 1m.

Bước 4: Lồng các túi HDPE với nhau tạo thành 3 lớp để có độ bền cao trong quá trình sử dụng và tránh việc lọt khí giữa các lớp ra bên ngoài.

Bước 5: Tạo lỗ thoát gas cách đầu túi 2m rồi siết chặt ốc vào để khí không bị thoát ra.

Bước 6: Đút 4/5 ống sành vào túi biogas rồi dùng dây chun buộc chặt các nếp túi xung quanh ống gas.

Bước 7: Đặt túi biogas vào hố chứa.

mang-hdpe-chuyen-dung-lam-ham-chua-biogas-ben-lau

Xem chi tiết tại: Phương pháp thi công hầm biogas bằng bạt HDPE

Cách làm hầm biogas bằng gạch xây

Mô hình làm hầm biogas bằng gạch xây là phương pháp truyền thống và được ứng dụng rộng rãi. 

Ưu điểm khi làm hầm biogas bằng gạch xây chi phí đầu tư thấp, độ bền cao, dễ dàng tìm và tận dụng được gạch xây có sẵn. 

Tuy nhiên phương pháp này có rất nhiều hạn chế như:

  • Dễ bị nứt, lún và dò khí ra bên ngoài do nhiệt độ nóng bị axit ăn mòn làm bề mặt bê tông bị nhũn thành bùn.
  • Thời gian lên gas chậm, lên men kị khí không đạt mức tối ưu và phải thường xuyên nạp nguyên liệu.
  • Khó thử độ kín của hầm sau khi xây xong và không có khả năng tự phá váng.
  • Ngoài ra, hầm biogas bằng gạch không thể tự điều chỉnh áp lực khi lượng gas quá nhiều mà bà con phải chủ động xả khí gas về mức an toàn.

Chính vì thế tùy vào điều kiện và chi phí đầu tư của mỗi gia đình mà cần tính toán xác định việc xây hầm biogas bằng gạch.

cach-lam-ham-biogas-bang-gach-xay

Hướng dẫn xây hầm biogas bằng gạch

Lưu ý đây là quy trình xây hầm biogas có thể tích 7m3, phù hợp với quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Gạch xây: 1400 viên
  • Xi măng: 600kg
  • Sỏi (đá dăm): 1m3
  • Đá hộc: 0.5m3
  • Cát vàng: 1m3
  • Thép 𝜑8: 30kg

Bước 2: Tiến hành đào hố đất làm hầm biogas

Thông thường bà con thường xây hầm cạnh nông trại để thuận tiện trong quá trình sử dụng và giúp tiết kiệm vật tư, chi phí xây dựng và đào hố có hình tròn hoặc hình cầu với chiều sâu tối đa 3m, chiều rộng từ 1,5 – 2m.

Bước 3: Làm nền đáy hầm

Đầm thật kỹ đáy hồ bằng 1 lớp gạch phồng hoặc đá 4x6cm với độ dày 15cm, rồi trả 1 lớp sỏi hoặc đá dăm nhỏ.

Sau đó đổ lớp vữa lên với độ dày 5m, trộn theo tỷ lệ 1 xi măng : 2 cát : 3 đá dăm. Tuy nhiên tùy vào địa hình khu vực mà cần thay đổi cho phù hợp và đảm bảo chắc chắn, an toàn khi sử dụng.

Lưu ý nếu lớp nền yếu cần sử dụng thép 𝜑20cm hoặc phần đất nền có nhiều nước dùng nilon lót tránh nước thấm và giảm hiệu quả thi công.

Bước 4: Tiến hành xây thành hầm biogas

Tiến hành xây thành hầm bằng gạch xây tường 10, vữa được trộn theo tỷ lệ 1 xi măng: 4 cát. Trong quá trình xây bạn cần để trống đầu ra vào của hầm biogas. Với đầu vào nằm cạnh mép trên của bể có chiều cao 40cm, rộng 25cm, đầu ra cách mép trên bể 40cm, chiều cao 40cm, rộng 25cm.

Bước 5: Trát vữa kín tường hầm biogas

Trộn vữa theo tỷ lệ 1:3 đảm bảo độ dính và khả năng che kín các lỗ hở tốt nhất. Sau khi trát xong 1 lớp cần đợi khô từ 1-2 giờ rồi trát thêm 1 lớp nữa, mỗi lớp vữa có độ dày 1cm, có độ mịn cao.

xay-ham-biogas-giup-tiet-kiem-chi-phi
Xây thành cho hầm Biogas

Bước 6: Làm nắp bể biogas bằng cách đổ bê tông

Cửa hầm có kích thước 50x50cm, vừa với miệng hố biogas giúp việc tháo dỡ cốp pha, hệ thống chống đỡ và dễ dàng cho nguyên vật liệu vào.

Bước 7: Tiến hành lắp thiết bị đầu ra, đầu vào, van an toàn

Sau khi xây xong bạn có thể để khô 1-2 ngày là có thể sử dụng được.

Như vậy với 3 cách làm túi biogas giá rẻ cho hộ chăn nuôi quy mô vừa & nhỏ mà Hoàng Dũng Green đã chia sẻ giúp bà con tìm được mô hình phù hợp và thi công đúng cách giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.

Đánh giá
[btn_dowload]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916 424 383