“Trong những năm gần đây, việc áp dụng các loại lưới vào ngành nông nghiệp giúp Việt Nam có những bước tiến vượt bậc và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh cung cấp đủ lương thực phục vụ cho đời sống hàng ngày, nông nghiệp còn đảm bảo cung cấp lượng lương thực cho quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam còn nằm trong top những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, hạt tiêu, cao su, cà phê,..“
Không chỉ có thế, ngành nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ và áp dụng công nghệ cao. Và việc sử dụng các loại lưới nông nghiệp trong mô hình nuôi trồng của người nông dân trở thành nhu cầu tất yếu. Hiện tại loại vật tư này đang được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, đối với những người tiêu dùng mới bắt đầu sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt và hiểu công dụng từng loại lưới. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để nắm chắc những thông tin, tránh bị nhầm lẫn giữa các sản phẩm với nhau.
Nội dung chính
Khái quát về lưới nông nghiệp
Lưới nông nghiệp là tên dùng để gọi chung cho các loại lưới được bà con nông dân sử dụng trong nông nghiệp. Loại lưới này được dệt từ những sợi nhựa HDPE, hoặc bằng sợi cước và gọi là lưới cước nông nghiệp. Đây là loại vật tư hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nông nghiệp, giúp che nắng cho vườn ươm, vườn trồng lan,…, hạn chế sâu bệnh xâm nhập hay côn trùng gây bệnh lạ cho cây trồng. Từ đó mang lại năng suất cao và đảm bảo chất lượng cây trồng.
Ngoài ra lưới còn được sử dụng trong chăn nuôi, đời sống hàng ngày, nuôi trồng thủy hải sản,…
Những loại lưới nông nghiệp thông dụng
Các loại lưới nông nghiệp bao gồm lưới chống côn trùng, lưới che nắng, lưới leo giàn cây, lưới phơi thủy hải sản, lưới nông nghiệp trắng, xanh, đen, đỏ, lưới nông nghiệp trúc,…
Lưới chống côn trùng
Đây là loại lưới phổ biến được ứng dụng nhiều nhất trong nông nghiệp. Lưới chắn côn trùng rất đa dạng về mật độ ô và kích thước:
- Lưới chắn côn trùng 16 mesh: Sản xuất từ nhựa HDPE nguyên sinh, có mật độ lưới 16 mesh/ inch tương đương với khoảng 40 lỗ/ cm2, chiều dài lưới dao động từ 45m trở lạnh, có hai màu sắc lưới là màu trắng và màu đen. Khả năng chịu mưa nắng từ 3 năm trở lên. Khổ lưới này được sản xuất tại Việt Nam, Đài Loan, Israel.
- Lưới chống côn trùng 18 mesh: tương tự như lưới khổ 16 mesh, nhưng khổ lưới này có kích thước lỗ lưới là 18 mesh/ inch khoảng 45 lỗ/ cm2. Khổ lưới đa dạng: 1.0m, 1.2m, 1.4m, 1.8m,…6.8m kích thước này có thể đặt theo yêu cầu.
- Lưới chống côn trùng 24 mesh: Kích thước lỗ lưới khoản 60 lỗ/ cm2, khổ lưới cũng đa dạng như khổ 18 mesh.
- Lưới chống côn trùng 32 mesh: Mật độ lỗ lưới 32 mesh/ inch tương đương khoảng 100 lỗ/ cm2.
- Lưới chắn côn trùng 50 mesh: Mật độ lỗ lưới 50 mesh/ inch tương đương khoảng 180 lỗ/ cm2.
- Ngoài ra còn có loại lưới chống côn trùng- UV, dù chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây thôi nhưng nó đã dần thay thế loại lưới chắn côn trùng truyền thống bởi những ưu điểm như tính ổn định, độ bền cao dù sử dụng trong khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt như Việt Nam. Chính vì có lớp UV phủ bên ngoài nên giá thành của lưới khá đắt đỏ do cần dùng công nghệ cao để sản xuất.
Lưới nông nghiệp che nắng
Quốc gia VIệt Nam nổi tiếng là khu vực nhiệt đới gió mùa nắng quanh năm. Vì thế trong ngành nông nghiệp rất cần lưới che nắng, nó trở thành một vật tư không thể thiếu.
- Lưới che nắng xuất xứ từ Thái Lan: Hay còn có cái tên khác là lưới Lan, được làm từ nguyên liệu nhựa HDPE hoặc PE. Lưới được cấu tạo từ nhiều sợi chỉ dệt xen kẽ nhau, sợi chỉ gân, đường kính nhỏ và sợi chỉ dẹt với đường kính lớn chiếm phần lớn tỷ lệ trong thành phẩm lưới che nắng. Có ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng che nắng của lưới. Có nhiều màu sắc lưới khác nhau: xanh, đen, xanh dương, xám,… với các khổ lưới tùy chọn theo mục đích sử dụng: 2m x 100m; 4m x 50m; 3m x 50m. Một điều bạn nên chú ý đến đó là lưới màu đen sẽ hấp thụ ánh sáng và nhiệt tốt hơn những màu còn lại.
- Lưới che nắng Đài Loan: Là loại lưới nhẹ, bền, có sợi lưới khá đồng đều và không thấm nước. Sử dụng lưới này giúp giảm bớt lượng ánh nắng từ mặt trời chiếu xuống bãi giữ xe, khuôn viên trường học, các công trình xây dựng, các vườn ươm cây trồng. Bạn cũng có thể áp dụng lưới Đài Loan để che mưa.
- Lưới che nắng sản xuất tại Việt Nam: Ứng dụng cũng tương tự như 2 loại lưới trên, chỉ khác là lưới Việt Nam dài hơn, có loại 50m và 100m, độ bền kém hơn và khả năng chống tia UV cũng kém hơn lưới Đài Loan.
Lưới nông nghiệp sử dụng trong chăn nuôi
- Lưới rào gà, vịt: Được làm từ nhiều sợi cước đan lại với nhau, có các mắt lưới từ 2.5cm đến 5cm. Những sợi lưới tuy nhỏ nhưng rất bền và chắc. Lưới mùng nông nghiệp được sử dụng che quanh chuồng vịt, chuồng gà giúp các loại gia súc này không bị đi lạc và bảo vệ không bị con vật khác tấn công. Tuổi thọ của lưới này khá cao.
- Lưới nhựa lót sàn cho vật nuôi: Hay còn gọi là lưới nhựa dẻo, được sản xuất từ nhựa polyetylen hoặc polypropylen với mật độ cao. Các lưới được liên kết với nhau tạo thành các hình dáng như lưới ô vuông tròn, lưới hình ô lục giác. Được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng,…
=> Xem thêm: Lưới chống côn trùng nông nghiệp.
Lưới nông nghiệp sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Lưới vèo cá.
- Lưới vèo tôm.
- Lưới nuôi ếch lồng.
- Lưới lót phơi cá khô.
Những vấn đề xoay quanh lưới nông nghiệp
Muốn lựa chọn được lưới sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của bạn, bạn cần nắm rõ một số thông tin sau đây về sản phẩm này.
Thông tin kỹ thuật của lưới nông nghiệp
Những thông số này hiện nay đang rất đa dạng, ngày càng cải tiến và được đổi mới hằng ngày. Sau đây là vài thông số kỹ thuật của một số loại lưới mà bạn có thể tham khảo:
- Đối với lưới chắn côn trùng: Sản xuất từ loại nhựa HDPE nguyên sinh, kích thước đa dạng: 1.2m x 50m; 1.4m x 50m; 1.5m x 50m; 1.8m x 50m; 2m x 50m; 2.5m x 50m; 3m x 50m; 4.2m x 50m;…
- Đối với lưới che nắng Thái Lan: Nguyên liệu sản xuất từ nhựa nguyên sinh HDPE, có 2 màu xanh và đen. Độ cắt nắng 50%, 60%, 70%, 80%; khả năng chống tia UV 2%. Khổ lưới 3m x 50m; 4m x 50m; 2m x 50m. Độ bền của lưới kéo dài từ 5- 7 năm.
- Lưới rào chuồng gia súc: Chất liệu là nhựa PE dẻo cao cấp, ô lưới: 2.5cm; 3.5cm; 5cm. Khổ lưới: 2 x 20m; 2 x 50m; 2 x 30m,… Độ bền từ 3 năm trở lên, được sản xuất từ nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,…
- Lưới nuôi cá lồng: Cũng được làm từ nhựa nguyên sinh HDPE, tỉ lệ UV là 2%, kích thước các ô lưới từ 0.3mm đến 8mm ( bạn có thể đặt theo yêu cầu ). Khổ lưới 1m; 1.2m; 1.4m,… 6.8m tùy theo yêu cầu người đặt. Chiều dài của lưới từ 2m trở lên, khả năng chịu nắng mưa từ 3 năm trở lên. Sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ Nhật Bản.
Lợi ích khi sử dụng lưới nông nghiệp
- Lưới giúp ngăn cản sự xâm nhập từ các loại bọ, sâu bệnh và côn trùng phá hoại cây trồng, giúp cây phát triển, tăng trưởng một cách tự nhiên cho hiệu quả năng suất cao.
- Các quy mô công nghiệp nhỏ cũng có thể áp dụng lưới này hoặc cũng có thể dùng cho các kiểu trang trại tập trung. Chúng đem lại hiệu quả khá cao trong việc chăm sóc, từ đó nâng cao năng suất thu hoạch.
- Lưới phủ nông nghiệp sử dụng cho đa dạng các loại cây trồng.
- Có thời gian sử dụng lâu, khó bị rách.
- Lưới có khối lượng nhẹ nên dễ dàng thi công và vận chuyển.
- Lưới có các lỗ nhỏ li ti hạn chế được ánh nắng, tuy nhiên vẫn rất thoáng gió.
- Giảm thiểu được ánh nắng trực tiếp cho cây trồng.
- Dễ vệ sinh, không thấm bụi, không thấm nước.
- Lưới nông nghiệp không bị biến dạng nếu gặp hóa chất hay dung môi như thuốc trừ sâu.
- Nguyên liệu sản xuất nên lưới dễ phân hủy, rất thân thiện với môi trường.
- Không hề gây độc hại, có độ dẻo, dai, chịu nhiệt, chịu lực tốt.
- Màu sắc và kích thước đa dạng.
- Khả năng đàn hồi cao nên bà con nông dân có thể tái sử dụng.
- Trong chăn nuôi, lưới sẽ giúp thức ăn không bị phân tán.
- Đối với nuôi trồng thủy sản, lưới giúp các vật nuôi hạn chế tiếp xúc với bùn nên ít nhiễm bệnh. Vật nuôi trong lưới tăng trọng lượng nhanh, kích cỡ đồng đều với nhau. Vì vậy giá trị thương phẩm cao hơn cá thả lan.
Ứng dụng của các loại lưới nông nghiệp
- Dùng lưới để nuôi trồng cá, tôm: Lưới giúp ngăn thủy- hải sản tiếp xúc trực tiếp với bùn. Đồng thời tránh cho tôm, cá tiếp xúc với đáy ao. Tận dụng tốt ưu điểm lưới không thấm nước, bền với hóa chất.
- Làm tấm lót phơi nông sản như lúa, hải sản,..: Vì lưới có lỗ nhỏ nên rất thoáng khí, giúp cho việc phơi nông sản mau khô, giúp thoát nước nhanh khi trời có mưa. Thuận tiện hơn cho quá trình đảo đều, tiết kiệm được nhân công lao động. Ngoài ra, lưới còn áp dụng để lót phơi các loại hải sản như cá cơm, ruốc khô, tôm khô,…
- Làm nhà màng, nhà lưới trồng rau sạch: Đây là một mô hình tuyệt vời để chống xâm hại từ môi trường bên ngoài và các loại côn trùng gây bệnh. Điều tiết được lượng gió trong không khí và mưa giúp cây không bị lập lá trong giai đoạn mới ra lá hoặc nảy mầm, và các cây không bị xô đẩy vào nhau gây ngã hàng loạt. Trong nhà lưới, bà con nông dân có thể trồng đa dạng các loại cây nhỏ như ray, lan, hoa màu…
- Làm hàng rào trong chăn nuôi gia súc: Loại lưới này có thể thay thế cho lưới sắt, tránh được hiện tượng rỉ sắt, đặc biệt sẽ không có các cạnh sắc nhọn làm thương vật nuôi.
- Làm túi lưới nhỏ bọc bên ngoài trái cây: Đây là phương pháp được lựa chọn số một mà nhiều bà con nông dân áp dụng để tránh côn trùng, sâu bọ. Nó như tấm áo giáp bảo vệ trái cây, đặc biệt trong giai đoạn mới ra quả non.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ đến người tiêu dùng những thông tin hữu ích nhất về lưới nông nghiệp. Hy vọng bạn sẽ tham khảo và lựa chọn cho mình loại lưới phù hợp với mục đích sử dụng của bạn nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan:
1. Bảng báo giá lưới nông nghiệp và những thông tin cần biết
2. Nhà lưới nông nghiệp và những thông tin xoay quanh vấn đề này.
Keyword: lưới nông nghiệp trúc