Mô hình sử dụng bạt HDPE lót ao nuôi ba ba là phương pháp nuôi trồng mới và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho bà con. Không chỉ nuôi tôm, cá mà ba ba cũng được ứng dụng và đạt được nhiều lợi nhuận cũng như tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư và chăm sóc.
Cùng Hoàng Dũng Green tìm hiểu kỹ thuật nuôi ba ba trong ao lót bạt HDPE Solmax trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
1. Chuẩn bị ao lót bạt HDPE Solmax
Để nuôi ba ba mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc chuẩn bị ao lót bạt HDPE Solmax đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng, giúp ba ba có điều kiện môi trường sống hợp lý để phát triển tốt.
Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, tuy nhiên chúng dễ bị giật mình khi có tiếng động lớn chính vì thế cần chọn vị trí yên tĩnh, không có nhiều tiếng động lớn, cớm rợp làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ba ba. Bà con nên xây ao có diện tích từ 100 – 200m2, hình chữ nhật và có độ sâu từ 1,5 – 2m để dễ quản lý và chăm sóc.
Đáy ao xây dốc về phía thoát nước để dễ dàng xử lý nước thải, thay thế nguồn nước mới cho ba ba. Đồng thời bờ ao nên xây bằng gạch chắc chắn, với chiều cao từ mặt nước lên trên từ 0,4 – 0,5m, trên đỉnh bờ có xây gờ rộng 10 – 15cm nhằm ngăn chặn ba ba bò lên trên bờ.
Ngoài ra, cần xây thêm khu vực trên cạn cho ba ba đẻ trứng với phần bờ ao rộng từ 1 – 1,5m2, cao 0,5 – 0,6m2 cho khoảng 15 – 20 con đẻ trứng. Khu vực đẻ trứng của ba ba cần đảm bảo độ yên tĩnh, bóng mát và không bị ngập ứng khi mưa hoặc khi thay nước ao.
2. Xử lý nước nuôi ba ba
Nguồn nước nuôi ba ba phải đảm bảo về chất lượng sạch sẽ, không bị ô nhiễm, cần xử lý nước trước khi cho vào hồ nhằm ngăn chặn dịch bệnh, vi khuẩn, nhiệt độ nước duy trì từ 25 – 30 độ C
3. Cách chọn giống ba ba
Để nuôi ba ba hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận thì việc chọn giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giống ba ba phải đạt được các tiêu chí về nguồn gốc, chất lượng, lứa tuổi,…
Hiện nay có 2 loại giống ba ba được nuôi chủ yếu tại Việt Nam:
- Ba ba trơn
Ba ba trơn có bụng màu vàng, mai và thân có màu nâu hoặc màu xám xanh và có mũi dài, yếm màu trắng hoặc màu vàng tươi thỉnh thoảng xuất hiện các đốm tròn màu đen, dọc chiều mai xuất hiện đường gờ nhỏ hình trụ. Ba ba trơn thích hợp sống ở vùng nước ngọt phía Bắc như: sông, ao, hồ…
- Ba ba gai
Ba ba gai có mũi dài, mai màu nâu, yếm màu trắng và có nhiều nốt sần, da ngấn ở cổ. Ba ba gai thường phân bố trong tự nhiên tại các sông, hồ, đầm lầy ở khu vực miền núi phía Bắc. Đây là loại đẻ trứng thụ tinh trong và sống dưới nước nhưng lại để trứng trên cạn.
Khi chọn giống ba ba, bà con cần cần những con khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng để có lứa giống chất lượng, không mắc bệnh tật. Đồng thời nên chọn cùng lứa để dễ chăm sóc và thu hoạch, đảm bảo quá trình nuôi dễ dàng và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Bạt HDPE lót hồ
4. Mật độ thả baba trong ao lót bạt HDPE Solmax
Thời điểm thích hợp để thả giống nuôi ba ba là từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm .
- Đối với quy mô nuôi ba ba kinh doanh, mật độ bãi đẻ trung bình từ 1m2 cho 10 -15 con ba ba cái.
- Đối với quy mô nuôi gia đình, mật độ thả từ 0,5 – 1 con/m2.
- Đối với quy mô nuôi ba ba con để lấy giống, mật độ thả từ 20 – 30 con/m2 trong giai đoạn nở đến 35 ngày, 10 – 15 con/m2 trong giai đoạn từ 35 ngày – 90 ngày.
5. Thức ăn của ba ba và cách chế biến
Ba ba là động vật ăn tạp nhưng lại rất kén ăn, chính vì vậy để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho ba ba phát triển tốt thì bà con cần lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp.
5.1. Phân loại thức ăn cho ba ba
Thức ăn của ba ba được chia ra làm 3 nhóm chính sau:
- Thức ăn sống
Thức ăn có nguồn gốc từ động vật tươi sống như: cá chốt, cá linh, cá tạp, cá mè…, các loại động vật nhuyễn như: ốc sên, ốc bươu vàng, ốc nhồi..hay các loại tôm, giun đất…
Tuy nhiên nguồn thức ăn này chứa rất nhiều đất cát, và không đảm bảo được vệ sinh nên bà còn cần kiểm tra kỹ về độ sạch và chất lượng không bị nhiễm bệnh hay vi khuẩn và không bị ôi thiu nấm mốc. Đồng thời thức ăn phải có kích thước vừa phải với ba ba để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng.
- Thức ăn công nghiệp
Mô hình sản xuất ba ba kinh doanh thường sử dụng nguồn thức ăn từ phụ phẩm từ các loại viên cám chuyên dành cho ba ba nhằm ba ba tăng trưởng nhanh, cho kích thước và trọng lượng lớn để thu về lợi nhuận, giá trị kinh tế cao.
Thông thường nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp được đem nấu chín hoặc chế biến thành cám viên theo tỉ lệ nhất định đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho ba ba phát triển.
Ví dụ tỉ lệ phối trộn làm cám viên cho ba ba:
Nguyên liệu |
Tỷ lệ |
Bột ngô |
20% |
Cám gạo |
30% |
Bột đậu tương |
20% |
Bột cá nhạt |
20% |
Tổng |
100% |
5.2. Khẩu phần thức ăn cho ba ba
% thức ăn trong ao nuôi |
Ba ba nuôi sinh sản |
Ương ba ba con |
Ba ba nuôi kinh doanh |
|
Nở – 35 ngày |
35 – 90 ngày |
|||
Thức ăn sống |
3 – 8 |
15 – 20 |
8 -10 |
3 -5 |
Thức ăn công nghiệp |
1,5 – 2 |
5.3. Lưu ý khi cho ba ba ăn
Để tránh nguồn nước bị ô nhiễm và đảm bảo tất cả ba ba đều được ăn đủ thì bà con nên cho ăn tại 1 điểm trên bờ và tập trung tất cả lại.
Vào mùa đông, do nhiệt độ thấp nên ba ba sẽ không ăn gì nên bà con cần có những biện pháp phù hợp để duy trì nhiệt độ thích hợp, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh trưởng của ba ba. Ngoài ra, bà con có thể tăng khả năng phòng, kháng bệnh của ba ba sẽ giúp ba ba luôn khỏe mạnh và lớn nhanh hơn.
5.4. Thời điểm cho ba ba ăn
- Đối với ba ba nuôi lấy giống
Cần cho ăn 2 bữa sáng và chiều với bữa chính là bữa chiều tối. Khi đó nhiệt độ giảm, thời tiết mát mẻ nên ba ba sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh và hiệu quả hơn.
- Đối với ba ba ương
Tháng đầu tiên cần chia thức ăn làm 4 bữa, tháng thứ 2 chia làm 3 bữa, tháng thứ 3 chia làm 2 bữa và bắt đầu chế độ nuôi bình thường.
- Đối với ba ba nuôi thương phẩm
Với quy mô nuôi ba ba thương phẩm sẽ chú trọng về trọng lượng của ba ba hơn nên có thể tăng 5% khẩu phần thức ăn khi trời mát, giảm 2-3% khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao. Đặc biệt vào tháng thứ 4 – 11 cần gia tăng khẩu phần ăn bởi đây là thời điểm thích hợp để ba ba hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
6. Chăm sóc ba ba
Ba ba là động vật thuộc giống bò sát nên con đực có tính hung hăng và dễ xô xát với nhau chính vì vậy bà con nuôi ba ba sinh sản nên thả giống theo tỷ lệ 1:3.
Bên cạnh đó cần chú ý thay nước ao và vệ sinh đáy ao thường xuyên, tạo điều kiện tốt nhất cho ba ba phát triển. Khi thay nước ao cần lưu ý không xả toàn bộ nước mà cần thay dần dần, mỗi ngày xả và cho vào nguồn nước mới từ 20 -50% lượng nước trong ao để ba ba thích nghi dần dần.
Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến khẩu phần ăn của ba ba, cụ thể:
- Trên 30 độ C lượng thức ăn =1/10 trọng lượng thân
- 25 -29 độ C lượng thức ăn = 7- 8% trọng lượng thân
- 20 – 25 độ C lượng thức ăn = 4 – 5% trọng lượng thân
- Dưới 20 độ C ba ba ăn rất ít
- Dưới 10 độ C ba ba sẽ không ăn và vào chế độ ở đông
7. Phòng bệnh cho ba ba
Để phòng bệnh cho ba ba, bà con cần đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm, mật độ nuôi vừa phải không quá dày. Cần thay nước và vệ sinh, khử trùng ao thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm, côn trùng có trong nguồn nước gây nguy hiểm và có khả năng lây lan nguồn bệnh cực nhanh.
Nếu phát hiện có con ba ba bị bệnh cần tìm phương pháp xử lý và nuôi riêng, tránh để lây lan sang những con khác.
7.1. Một số bệnh thường gặp ở ba ba:
- Bệnh sưng cổ
Biểu hiện: cổ ba ba bị sưng và không thể co, rụt lại vào trong mai
Cách chữa: Trộn thuốc Clorocid/Sulfamid vào thức ăn với 0,2g thuốc/1kg thức ăn cho ngày đầu tiên, ngày thứ hai giảm lượng thuốc xuống còn 0,1g thuốc/1kg thức ăn và trộn cho chúng ăn liên tục trong 3 ngày.
- Bệnh nấm thủy mi
Biểu hiện: Cổ và chân xuất hiện màu xám trắng và có những sợi nấm mềm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thân ba ba sẽ bị lở loét khiến chúng bị nhiễm trùng và chết dần dần.
Bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông với nhiệt độ nước từ 18 – 25 độ C và tỷ lệ chết trên 40%.
Cách chữa: Dùng thuốc Oxytetracycline hoặc Ciprofloxacin trộn với mỡ heo bôi trực tiếp vào các vết loét, viêm nhiễm và để ba ba ở trên cạn từ 30 – 60 phút.
- Bệnh ký sinh đơn bào
Biểu hiện: Có nhiều ký sinh bám và hút hết chất dinh dưỡng của ba ba để phát triển. Bệnh này xuất hiện do nguồn nước bị ô nhiễm và không được làm sạch thường xuyên.
Cách chữa: Dùng viên sủi TCCA với liều lượng 1g/m3 nước để thả xuống ao nuôi.
8. Thu hoạch ba ba
Thời gian thích hợp nuôi ba ba là vào mùa đông khi chúng bắt đầu kén ăn và chọn những con khỏe mạnh để làm con giống, đẻ trứng cho vụ sau. Khi thu hoạch ba ba, bà con cần hút cạn nước trong ao và dùng tay hoặc vợt để bắt, tránh để ba ba bị thương.
Bài viết trên Hoàng Dũng Green đã chia sẻ chi tiết kỹ thuật nuôi ba ba trong ao lót bạt HDPE Solmax. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích đến bà con, giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế cao.