Đứng trước các vấn đề về chất lượng và chi phí xây dựng, nhiều nhà thầu, chủ đầu tư cảm thấy băn khoăn không biết nên lựa chọn giải pháp mua bạt HDPE trong nước hay nhập khẩu.
Là một vật liệu quan trọng trong các công trình xây dựng đòi hỏi giải pháp chống thấm hiệu quả, màng bạt HDPE ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Và khi nhu cầu sử dụng loại vật liệu này càng lớn thì càng có nhiều thương hiệu cạnh tranh. Tạo ra nhiều tấm bạt HDPE khác nhau để đáp ứng những yêu cầu khác nhau của các nhà thầu cả trong và ngoài nước.
Sự đa dạng về chủng loại và thương hiệu của bạt HDPE cũng mang đến không ít khó khăn cho người sử dụng. Khi băn khoăn không biết nên lựa chọn bạt HDPE trong nước hay nhập khẩu.
Nội dung chính
So sánh bạt HDPE trong nước và nhập khẩu
Các sản phẩm bạt HDPE hiện tại có nguồn gốc xuất xứ khá đa dạng: hàng nhập khẩu (Solmax, GSE, Huitex…), hàng Trung Quốc, hàng sản xuất trong nước (Aritex, World vina…). Để có được sự lựa chọn phù hợp nhất, hãy cùng Hoàng Dũng Green so sánh sự khác biệt về chất lượng và giá thành của hai giải pháp mua hàng này nhé.
So sánh về chất lượng
Dù hầu hết được sản xuất từ những nguyên liệu giống nhau là hạt nhựa HDPE và các phụ gia cần thiết. Nhưng bạt HDPE nhập khẩu và trong nước vẫn có sự khác biệt nhất định về chất lượng. Đặc biệt là khi mỗi đơn vị sản xuất lại sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ cao, công thức pha trộn khác nhau.
Nếu là thời điểm 2010 trở về trước thì chất lượng của các sản phẩm bạt HDPE trong nước khó có thể so sánh với bạt HDPE nhập khẩu. Do sự bất định về chất lượng thành phẩm. Khổ rộng của bạt chỉ khoảng 3m đến 4m, cách xa con số 8m của bạt HDPE nhập khẩu. Điều này gây ra nhiều tổn thất về chi phí khi hàn nhiều, tốn chi phí nhân công gây tiêu hao diện tích màng ở phần ghép mí.
Tuy nhiên, từ sau 2010 các nhà máy sản xuất bạt HDPE tại Việt Nam đã có sự đầu tư nghiêm túc hơn vào công nghệ sản xuất. Tăng kích thước khổ màng HDPE lên 8m, tương đương với màng HDPE nhập khẩu. Song do còn nhiều hạn chế về kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, các sản phẩm bạt HDPE trong nước thường có khả năng kháng tia UV thấp. Nên khi ứng dụng vào các công trình xây dựng ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tuổi thọ của công trình cũng bị rút ngắn hơn so với bạt HDPE nhập khẩu.
So sánh về giá cả
Với những ưu thế riêng khi sản xuất bạt HDPE trong nước, như chi phí nhân công, hay chi phí khấu hao máy móc, chi phí vận chuyển. Các sản phẩm này thường có mức giá vô cùng cạnh tranh, có thể rẻ hơn từ 10% đến 20% so với bạt HDPE nhập khẩu. Đặc biệt là khi có nhu cầu mua lẻ, chúng ta không cần phải chờ đợi lâu để có được sản phẩm sử dụng.
Với lợi thế là hàng luôn có sẵn, có thể cung hàng ngay khi cần thiết, không phải đợi nhập khẩu (15 đến 30 ngày) giống như các hàng nhập khẩu. Vẫn cung cấp đối với những đơn hàng nhỏ lẻ chỉ vài trăm mét vuông. Giá thành rẻ từ 10-20% so với nhập khẩu. Bạt HDPE đang dần tạo được vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam.
Sự phát triển của công nghệ sản xuất bạt HDPE tại Việt Nam đã sẵn sàng tạo ra những sản phẩm bạt HDPE đáp ứng cho các công trình xây dựng nhỏ, như: hồ nuôi tôm, hồ chứa nước, hầm biogas, hồ bơi,…
Xem thêm: Bạt HDPE lót hồ nuôi tôm có giá bao nhiêu?
Nên lựa chọn bạt HDPE trong nước hay nhập khẩu?
Đứng trước câu hỏi nên lựa chọn bạt HDPE trong nước hay nhập khẩu, chúng ta hãy cân nhắc dựa trên 2 yếu tố sau:
Yêu cầu sử dụng của công trình
Với các công trình lớn, công trình trọng điểm, đòi hỏi thời gian sử dụng lâu dài, tuổi thọ của công trình phải lớn, thì việc lựa chọn loại bạt HDPE sản xuất trong nước không được khuyến khích. Bởi nhược điểm lớn nhất của các sản phẩm bạt HDPE trong nước là khả năng kháng tia UV thấp, tuổi thọ không cao, tối đa 25 năm tùy theo độ dày của màng và hình thức xây dựng. Trong khi đó với bạt HDPE nhập khẩu thì tuổi thọ có thể lên đến 50 năm trong điều kiện thông thường.
Bên cạnh đó, sản phẩm bạt HDPE sản xuất trong nước sẽ dễ bị mục, gãy và hư hại khi dùng dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài. Nên tại các công trình tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, chúng ta nên cân nhắc xem có nên lựa chọn loại màng này hay không.
Thời gian thi công
Mặt khác, các sản phẩm bạt HDPE nhập khẩu lại cần thời gian để nhập hàng từ 15 – 30 ngày, nên các công trình cần sử dụng ngay thì thường chỉ có lựa chọn bạt sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi đến với Hoàng Dũng Green, chúng tôi luôn sẵn có các sản phẩm màng bạt HDPE với số lượng lớn, đa dạng chủng loại, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của Hoàng Dũng luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thông tin kiểm định chính xác và có sẵn nên các gia chủ hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để có được các sản phẩm bạt trong và ngoài nước chất lượng nhất nhé!
Ngân sách đầu tư
Bạt HDPE nhập khẩu có sự cách biệt khá lớn về chi phí so với màng HDPE trong nước. Vì thế nếu công trình xây dựng của bạn gặp phải vấn đề về chi phí, thì các lựa chọn sẽ bị giới hạn trong các sản phẩm bạt HDPE sản xuất trong nước.
Một giải pháp cho các công trình yêu cầu về một sản phẩm bạt HDPE chất lượng, nhưng không có nhiều điều kiện về kinh tế, đó là có thể thay thế sản phẩm bạt nhập khẩu thành sản phẩm trong nước với độ dày cao hơn. Nó sẽ đảm bảo hơn về tuổi thọ đồng thời giảm được phần nào các áp lực về mặt chi phí.
Hoàng Dũng Green nhận đặt hàng theo nhu cầu, nhận tư vấn, thi công trọn gói màng chống thấm HPDE. Để được tư vấn chi tiết, khách liên hệ trực tiếp: 0918.954.358.
Trên đây là bài viết của Hoàng Dũng Green về chủ đề “Nên lựa chọn bạt HDPE trong nước hay nhập khẩu”. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc, xem thêm các bài viết hấp dẫn khác tại: https://hoangdunggreen.com/. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!