Nhà kính trồng rau là một mô hình trồng rau công nghệ cao, rất phổ biến trong những năm trở lại đây. Mô hình này được coi là một trong những lựa chọn tối ưu giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên chi phí để lắp đặt màng nhà kính hiện nay khá cao nên chủ yếu chỉ sử dụng trong các mô hình trồng rau sạch, trồng rau thủy canh. Để cùng tìm hiểu chi phí làm nhà kính hết bao nhiêu tiền? Những loại rau củ nào thường được trồng trong nhà kính? Và làm một nhà kính sẽ cần đến những nguyên vật liệu nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi phí làm nhà kính trồng rau hết bao nhiêu tiền.
Nội dung chính
Các loại rau, củ nào nên trồng trong nhà kính?
Dưới đây là một số loại rau củ được khuyên nên trồng trong nhà kính để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các loại rau xanh
Một số loại rau xanh được trồng phổ biến trong nhà kính phải kể đến như: rau bina, rau salad, rau cải, rau mùi, súp lơ… Các loại rau xanh thường rất dễ ăn, thanh mát, lại nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Các loại rau này phát triển rất nhanh chóng không cần phải chăm sóc nhiều. Đặc biệt rau trồng trong nhà kính sẽ có màu xanh đậm hơn, lá to hơn và tỉ lệ nảy mầm cao hơn nhiều so với trồng bên ngoài.
Các loại cây thảo mộc
Những loại cây này ngày càng được ưa chuộng đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Lại có giá thành cao nên càng được khuyến khích trồng trong nhà kính công nghệ.
Các loại quả như: dâu tây, dưa lưới, dưa chuột, cà chua
Khu vườn của bạn càng thêm màu sắc khi có sự góp mặt của những loại quả đỏ mọng này. Không những thế những loại quả này còn có giá trị kinh tế rất lớn, mang lại thu nhập cao cho người trồng.
Ớt và một số loại nấm
Các loại nấm, ớt thường trồng trong các nhà kính, nhà màng, nhà lưới để mang lại năng suất cao, dễ sinh trưởng và phát triển tốt. Đáp ứng được nhu cầu khách hàng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe.
Các loại củ như: khoai tây, củ cải, cà rốt
Các củ này kích thước khá lớn nên thường chiếm nhiều diện tích. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ của các loại củ này là khá lớn mang lại nguồn thu cao cho người dân.
Các vật liệu cần thiết để lắp đặt một nhà kính trồng rau
Để thi công lắp đặt một nhà kính bạn sẽ cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Màng nhà kính
Hiện nay có rất nhiều loại màng nhà kính khác nhau trên thị trường như: màng nhà kính Israel, Trung Quốc, Đài Loan. Trong đó loại màng nilon Israel là được sử dụng phổ biến nhất bởi độ bền cao, khả năng chống tia UV, truyền dẫn ánh sáng tốt. Nhằm bảo vệ cây trồng trước những tác động tiêu cực của ngoại cảnh.
Nẹp ziczac
Lúc căng màng kính lên giàn cần phải cố định lại bằng nẹp ziczac để giữ chắc màng, căng, nhẵn. Tăng độ bền của màng, tránh gió bão thổi mạnh làm lật bay màng, rách màng. Các thanh nẹp được làm từ thép mạ kẽm chống han gỉ tốt có thể sử dụng trong lâu dài. Thiết kế linh hoạt nên dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
Khung giàn nhà kính
Để làm giàn nhà kính cần có các vật liệu như: cột trụ, khung sườn. Các vật liệu này thường làm bằng các cột thép, thép cuộn, tấm vỉ thép. Với tính chất bền, linh hoạt có thể tháo dỡ, di chuyển bất cứ lúc nào nên rất thuận tiện trong lắp đặt nhà kính.
Chi phí làm nhà kính trồng rau thường hết bao nhiêu tiền?
Tổng chi phí làm nhà kính 1000m2 thường nằm trong khoảng 400 triệu đến 1 tỷ đồng gồm các chi phí sau:
1. Chi phí thuê đất
– Đối với mô hình kinh doanh lớn: Để đảm bảo bảo nguồn thu dài hạn các nhà đầu tư thường thuê đất trong thời gian dài. Ở một số vùng ngoại ô, nông thôn sẽ có giá thuê từ 1.7 triệu đồng/50m2 và 3 triệu đồng/100m2. Còn muốn đầu tư lâu dài bạn có thể mua đất để tiết kiệm chi phí này, với mức giá từ 400 – 700 triệu đồng/1000m2.
– Đối với nhà kính nhỏ trồng rau ở ban công, sân vườn sẽ không cần tốn chi phí thuê đất. Mà chỉ cần tận dụng khoảng sân nhỏ hoặc ban công bạn đã có thể làm vườn rau sạch tại nhà với đủ các loại rau tươi ngon.
2. Chi phí nguyên vật liệu
– Bao gồm chi phí màng nhà kính, nẹp ziczac và vật liệu làm giàn.
– Giá màng nhà kính Israel sẽ dao động từ 13.000 – 14.000đ/m2 tùy vào loại màng. Đối với các khu vườn nhỏ tại nhà giá bán lẻ màng nhà kính sẽ cao hơn, nằm trong khoảng 16.000 – 18.000đ/m2 tùy thuộc vào số lượng màng.
– Đối với nẹp ziczac, công trình lớn sẽ có giá 10.000 – 12.000đ/m2 trong khi đó giá bán lẻ sẽ dao động từ 14.000đ/m2 và 28.000đ/mét dài.
– Với vật liệu làm giàn phải kể đến như tấm lưới thép, thép cuộn, cột trụ. Giá các vật liệu này sẽ còn tùy thuộc nhiều vào kích thước và độ dày của thép. Ví dụ như, thép cuộn 3ly khổ 1m x 20m sẽ có giá từ 1.400.000 – 1.600.000đ/cuộn, loại 4ly sẽ có giá từ 1.700.000 – 1.900.000đ/cuộn.
♦ Như vậy để có thể biết giá chi tiết của từng loại vật liệu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để được báo giá cụ thể. Hiện nay Hoàng Dũng Green là tổng công ty chuyên phân phối vật tư nhà kính trên toàn quốc, quý khách có nhu nhu cầu có thể liên hệ qua fanpage hoặc gọi điện trực tiếp hotline để được báo giá cụ thể.
3. Chi phí thuê nhân công
Để thi công lắp đặt một nhà kính công nghệ cao thì cần đến một đội chuyên thi công lắp đặt từ việc làm giàn, trải bạt rồi lắp đặt các hệ thống tưới bên trong nhà kính. Thông thường người ta sẽ thuê thầu trọn gói cả công trình thay vì thuê nhân công riêng lẻ. Và giá thầu sẽ được tính dựa trên mét vuông tùy vào mức giá chung của từng vùng.
4. Chi phí khác
- Chi phí mua giống
- Chi phí lắp đặt hệ thống tưới tiêu, hệ thống ánh sáng tự động
- Chi phí tiền điện nước
- ..v..v..
Các ưu điểm của trồng cây theo mô hình nhà kính
- Tạo điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Thâm canh, tăng vụ giúp tăng năng suất cây trồng, đem lại giá trị kinh tế cao.
- Kiểm soát côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
- Tiết kiệm thời gian chăm sóc, giảm chi phí thuê nhân công.
Các bước thi công nhà kính trồng rau
Bước 1. Thi công bề mặt đất
San bằng bề mặt đất sao cho bằng phẳng, đào các mương rãnh, các hố sâu để chôn lấp cột trụ.
Bước 2. Lắp đặt khung giàn, khung cửa và cố định các ống
Đầu tiên cần lắp đặt các mái vòm sau đó dựng lên giàn. Lắp khung cửa ở hai đầu nhà kính để thuận tiện cho việc di chuyển. Lắp đặt các đường ống nối trên nóc nhà, các ống chéo hai bên hông và ống ngang. Các bước này giúp cố định giàn và màng được căng hơn.
Bước 3. Lắp đặt hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho nhà kính. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm duy trì ổn định giúp cây trồng dễ thích ứng tốt.
Bước 4. Trải màng phủ nhà kính
Trong lắp đặt nhà kính, bước phủ màng lên giàn là khá quan trọng. Mọi người cần chú ý thời gian căn màng nên vào buổi sáng sớm, lúc này thời tiết mát mẻ, ít gió sẽ thuận tiện cho việc căng màng. Sau đó, dùng nẹp và ziczac để cố định lại màng cho chắc chắn. Và một trong những điều không thể quên, đó là phải để lại một khoảng trống để làm lỗ thông hơi lớn, và các lỗ nhỏ để giúp lưu thông không khí phù hợp. Cuối cùng, cắt các phần màng dư thừa xung quanh.
Công ty TNHH Hoàng Dũng Green
Địa chỉ: số 6, ngách 1/2/1 Đỗ Nhuận, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0918 954 358
Xem thêm: màng nhà kính, màng nhà kính Ginegar, màng nhà kính Israel