Cách đục lỗ màng phủ nông nghiệp trồng rau sao cho đúng?

Màng phủ nông nghiệp được làm từ nhựa HDPE có độ bền và kết cấu chặt chẽ. Màng được phủ trực tiếp lên mặt đất giúp ngăn chặn cỏ dại, bảo vệ đất trồng và điều hòa nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho cây trồng phát triển. Vậy bà con đã biết cách đục lỗ màng phủ nông nghiệp trồng rau sao cho đúng chưa? Hãy đọc ngay bài viết bên dưới để biết thêm thông tin nhé.

cach-duc-lo-mang-phu-nong-nghiep-trong-rau

Hướng dẫn đục lỗ màng phủ nông nghiệp trồng rau

Đục lỗ màng phủ nông nghiệp đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và đạt hiệu quả năng suất cây trồng cao. Ngoài ra có thể tái sử dụng màng phủ trong nhiều mùa vụ cây trồng khác nhau.

Phương pháp đục lỗ thủ công

Đục lỗ bằng phương pháp thủ công phù hợp với quy mô canh tác nhỏ hoặc mô hình trồng với các loại cây có kích thước khác nhau. Phương pháp này rất đơn giản, bà con chỉ cần hơ nóng lon bò sữa đã được đục lỗ xung quanh chân, có thể cầm nắm, và có dây chì được buộc vòng quanh miệng lon để giữ râu dài làm chuẩn đo khoảng cách.

Để tạo điều kiện ấm hơn cho cây trồng, người ta cũng thường đổ một ít dầu lửa, vài miếng củi khô hoặc bọc nilon vào bên trong lon, sau đó đốt chúng lên để tạo nhiệt. Thao tác đục lỗ này được thực hiện nhanh chóng và đều đặn mà không cần phải làm dấu trước. Với diện tích 1.000m2, chỉ mất khoảng 30 phút là đã có thể hoàn thành việc đục lỗ.

huong-dan-duc-lo-mang-phu-nong-nghiep-thu-cong

Phương pháp đục lỗ máy móc

Đối với những vườn rau, trồng cây quy mô lớn với kích thước cây giống đều nhau bà con có thể đặt màng phủ đục lỗ sẵn của nhà sản xuất.

Ngoài ra khi mua hàng tại Hoàng Dũng Green khách hàng sẽ được đục lỗ với kích thước theo yêu cầu, phù hợp với mọi loại cây trồng và đảm bảo sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, thời gian thi công nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

duc-lo-mang-phu-nong-nghiep-bang-may-duc-lo-hien-dai

Lưu ý khi đục lỗ màng phủ nông nghiệp

Khi đục lỗ màng phủ nông nghiệp, bà con cần lưu ý các điều sau để tiết kiệm thời gian thi công và đạt hiệu quả cao nhất.

  • Thi công khi màng phủ khô ráo, tránh để ướt sẽ làm giảm nhiệt độ của lon bò sữa, gây ra nhiều khó khăn và đạt hiệu quả không cao trong quá trình hàn lỗ màng.
  • Nên đục lỗ vào trời mát sẽ giúp màng phủ được căng ra, dễ dàng hàn mà không bị trùng hay co lại khi nhiệt độ môi trường cao, nhất là vào mùa hè nắng nóng.

Hiệu quả khi sử dụng màng phủ nông nghiệp 

  • Màng phủ nông nghiệp có cấu tạo 2 mặt màu đen và màu xám. Lớp màu đen tiếp xúc trực tiếp với đất trồng giúp bảo vệ đất trồng không bị xói mòn, bạc màu, lớp màu xám được phủ lên trên giúp ngăn chặn tia UV, tia cực tím tác hại đến cây trồng.
  • Có tác dụng ngăn chặn cỏ dại sinh trưởng và phát triển do phần đất trống được bảo phủ kín bằng màng phủ, không tạo điều kiện cơ hội cho cỏ dại phát triển.
  • Nhờ đó hạn chế lượng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học đảm bảo an toàn môi trường, sức khỏe con người và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tiết kiệm thời gian chăm sóc đất trồng, hoa màu và chi phí thuê nhân công làm cỏ, tưới phân hay phun thuốc.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt và tiết kiệm lượng tưới, phân bón, hạn chế sự bốc hơi nước và các chất dinh dưỡng trong đất trồng.
  • Ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của côn trùng, nhất là các loại bọ rệp, sâu ăn lá sẽ không phát triển được do màng phủ đã chắn lượng ánh sáng và các loại côn trùng trong đất.
  • Ngoài ra còn duy trì nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho cây trồng phát triển, tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt khi nhiệt độ thay đổi chênh lệch giữa ngày và đêm.

hieu-qua-khi-su-dung-mang-phu-nong-nghiep-duc-lo

Xem thêm: Địa chỉ uy tín mua màng phủ nông nghiệp đục lỗ sẵn

Cách trồng rau trong màng phủ nông nghiệp 

Bước 1: Xom lỗ mặt đất

Sau khi hoàn thành quá trình đục lỗ, bà con sử dụng chày tỉa có xom lỗ đường kính rộng từ 7-8cm hoặc xuổng nhỏ, mũi dao để tạo lỗ, độ sâu tùy thuộc vào cách gieo trồng. Nếu gieo hạt thẳng, lỗ cạn chừng 2-3cm, còn nếu đặt cây con thì xom lỗ sẽ sâu hơn khoảng 5-7cm.

Bước 2: Xử lý mầm bệnh

Trước khi gieo trồng cây con, nên phun thuốc trừ nấm như Copper B (20g/lít nước) hoặc Validacin (20cc/10 lít nước) vào lỗ. Sau đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng, một ít đất mịn hoặc rơm, trấu mục được rải vào trong lỗ (nhưng không nên sử dụng nhiều tro trấu, đặc biệt là trong mùa nắng vì nhiệt độ của màng phủ và tro trấu có thể làm cây rau con bị hóc và phát triển yếu). Tiếp theo, gieo hạt hoặc đặt cây rau con vào trong lỗ.

Để phòng trừ sâu bệnh và côn trùng gây hại cây rau con, sau khi trồng rau, nên rải thuốc bột như Basudin 10H, Regent 3G với liều lượng 2kg/1.000m2.

Lưu ý: Khi sử dụng màng phủ để trồng rau, nên cấy cây con sớm hơn so với phương pháp trồng thông thường.

cach-trong-cay-trong-mang-phu-nong-nghiep-duc-lo-san

Bước 3: Tiến hành trồng cây

Tiến hành gieo hạt hoặc đặt cây con vào trong lỗ và lấp đất xung quanh gốc. Lưu ý khi sử dụng màng phủ để trồng rau, cần cấy cây con sớm hơn so với phương pháp trồng thông thường (ví dụ, cà chua, ớt nên cấy sau khoảng 15-20 ngày thay vì 25-30 ngày). Trồng trễ hơn có thể khiến cây cao quá, khi trồng trên màng phủ và gặp nắng mạnh, cây có thể bị héo lá hoặc chóp ngọn chạm đất và bị cháy, dẫn đến mất sức và phục hồi chậm.

Bước 4: Cung cấp nước tưới cho cây trồng

Sau khi trồng cây trong màng phủ, trong vòng 2 tuần đầu, bộ rễ của cây còn nhỏ, cây chưa cần nhiều nước và chỉ cần đủ ẩm. Bà con nên sử dụng thùng vòi hoặc thùng búp sen, tưới đều trên mặt liếp giống như khi trồng không dùng màng phủ, tưới 3-5 lần/ngày trong mùa nắng. Lưu ý hạn chế tưới vào buổi trưa để giảm nhiệt độ mặt liếp và tránh cho cây con bị sốc.

Ngoài ra có thể dùng rơm chặt ngắn 10-15cm che phủ lên trên hốc sau khi gieo hoặc sau khi cấy. Trong những vùng có nhiều gió, khi cây con nảy mầm lên mặt màng phủ có thể đổ một ít đất xung quanh gốc để giúp cây đứng vững.

cach-trong-va-cham-soc-mang-phu-nong-nghiep-trong-rau

Sau 2 tuần, bộ rễ của cây đã phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng. Trong mùa nắng, tưới nước bằng phương pháp tưới thấm, bơm nước vào từ từ để đảm bảo nước thấm đều vào trong liếp. Trên nền đất cát, bơm nước đầy rãnh ngang đỉnh mặt liếp để nước thấm từ từ vào trong liếp.

Trên đất thịt (pha sét) như nền ruộng lúa, bơm nước cách mặt đỉnh liếp 10-15cm, chờ nước thấm vào liếp khoảng 20-30 phút, sau đó xả nước ra bớt, giữ mực nước trong liếp cách mặt liếp 25-30cm là tốt nhất. Thường xuyên theo dõi độ ẩm đất và tưới nước một lần mỗi ngày bằng cách đi dưới mương vén màng phủ và dùng thau tát nước.

ky-thuat-cham-soc-cay-trong-trong-mang-phu-nong-nghiep

Bước 5: Bón phân cho cây trồng

Có 2 phương pháp bón phân chủ yếu là bón phân thúc và rải phân vào đất.

  • Bón phân thúc

Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng khoảng 20 ngày đầu, bà con cần pha loãng phân với nước tưới và tưới vào phần gốc cây. Lưu ý nên sử dụng phân bón hòa tan với số lượng ít để cây hấp thụ nhanh chóng và không bị bốc hơi, chết xót.

  • Rải phân vào đất

Phương pháp bón phân này được áp dụng khi cây đang trong giai đoạn phát triển từ 15 – 20 ngày và 30 – 40 ngày. Việc bón phân đúng giai đoạn với số lượng đủ sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng và đạt năng suất cây trồng cao.

Như vậy Hoàng Dũng Green vừa chia sẻ chi tiết cách đục lỗ màng phủ nông nghiệp trồng rau đúng cách và hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc cây trồng trong màng phủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trồng rau trong màng phủ để đạt hiệu quả cao nhất.

Đánh giá
[btn_dowload]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916 424 383