Bảo quản lưới đánh bắt cá là bước rất quan trọng trong quá trình sử dụng, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của lưới. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 4 bước bảo quản lưới đánh bắt cá sau khi kéo cá bền lâu, mời bạn tham khảo.
Nội dung chính
Bước 1: Vệ sinh sạch lưới
Sau khi kéo cá xong, bạn cần rửa sạch lưới với nước sạch để rửa sạch bùn, cát có trong nước. Trong ao hồ thường xuất hiện các tạp chất bẩn như: cá chết, cỏ, cành cây, túi nilon… bám vào lưới kéo cá trong quá trình kéo vì vậy bạn cần nhặt sạch những vật mắc vào để không làm rách, giãn lưới.
Ngoài ra để làm sạch mùi tanh của nước trong ao cá, bạn có thể dùng bột giặt, soda và dùng bàn chải chà mạnh hoặc dùng vòi xịt nước mạnh đánh tan mùi hôi tanh, khó chịu giúp lưới của bạn sạch sẽ, thơm tho hơn.
Bước 2: Phơi khô lưới
Sau khi lưới đã được làm sạch, bạn cần mang đi phơi khô. Bạn cần chọn khu vực phơi rộng, không có vật cản vướng xung quanh. Lưu ý khi phơi: rải đều lưới trên bề mặt, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu không có diện tích phơi rộng bạn có thể gấp làm nhiều lớp lưới. Tuy nhiên bạn cần lật lại nhiều lần để đảm bảo tất cả các mặt lưới đều được phơi khô.
Nên phơi vào những ngày nắng, gió giúp lưới khô nhanh và đảm bảo tất cả mặt lưới đều được phơi khô. Khi thấy lưới còn ẩm, bạn không nên cất đi vì sẽ dẫn đến tình trạng mục lưới. Ngoài ra, lưới được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm bay hết mùi tanh và tiêu diệt vi khuẩn bám trên lưới.
Bước 3: Quy trình bảo quản
Lưới được phơi khô cần gấp gọn và buộc chặt. Bạn có thể cất lưới trong tải hoặc nhà kho và đảm bảo rằng không có sự xâm nhập, phá hoại của côn trùng như gián, chuột, chim, chó mèo… Vì nó sẽ cắn rách lưới, làm hư hại lưới. Khi cất lưới không được để lưới tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, sàn nhà, bạn cần kê tấm ván lên để tránh trường hợp sàn nhà có nước làm ướt lưới.
Ngoài ra, yêu cầu đối với kho chứa lưới cần khô thoáng, sạch sẽ và không bị ẩm ướt. Trong quá trình cất giữ lưới, không nên để các vật nhọn, kim loại tác động nên bề mặt lưới làm hỏng, rách lưới. Tránh để lưới gần các khu vực dễ cháy, gần lửa vì lưới đánh bắt cá bắt lửa và lây lan rất nhanh.
Bước 4: Kiểm tra định kỳ
Nếu trong thời gian dài không sử dụng đến lưới đánh bắt cá, bạn cần thường xuyên kiểm tra nhà kho, chất lượng lưới có đang bị hư hỏng không. Nếu thấy lưới bị hỏng, mòn, rách cần xử lý ngay như khâu lưới, loại bỏ phần bị rách, vá lưới…Tùy vào mức độ hỏng nặng hay nhẹ mà có phương án sửa chữa phù hợp.
Xem thêm: Bạt chống thấm HDPE lót ao nuôi cá
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn 4 bước bảo quản lưới đánh bắt cá sau khi kéo cá bền lâu. Hy vọng bạn sẽ áp dụng đúng cách và bảo quản tốt lưới đánh cá của mình. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc, xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại địa chỉ: https://hoangdunggreen.com. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!